Thứ bảy, 23-11-2024 - 6:27 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu 

 Thứ sáu, 20-10-2023

AsemconnectVietnam - Sau 2 năm kéo dài lệnh hạn chế nhập khẩu, quyết định nới lỏng gần đây của Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đang mở ra những cơ hội mới cho các nhà nhập khẩu nước này.

 
Ngày 11/10/2023, ông Mohamed Hassani, chủ tịch Diễn đàn xuất nhập khẩu của Algeria cho biết nhiều doanh nghiệp tại nước này đã nhận được giấy phép nhập khẩu nhiều mặt hàng, điều này giúp giảm áp lực và tái lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường nội địa.
Cách đây 02 năm, chính phủ Algeria đã ban hành chính sách hạn chế nhiều mặt hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ dự trữ ngoại tệ và khuyến khích sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chính sách này đã ảnh hưởng đến các hộ gia đình, gây thiếu hụt nhiều loại hàng hóa và giá cả leo thang.
Quyết định nới lỏng này hứa hẹn thổi một luồng sinh khí mới cho môi trường kinh tế đất nước, góp phần mở cửa cho doanh nghiệp nhập khẩu tất cả các mặt hàng còn ít hiện diện hoặc chưa có mặt trên thị trường Algeria. Đó là những sản phẩm như linh kiện phụ tùng ô tô, thuốc tân dược, chuối quả, dụng cụ làm bếp, đồ kim khí, mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồ gỗ, bát đũa, vv.
Động thái này đã được đưa ra dựa trên những kết luận của cuộc điều tra kinh tế do Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu tiến hành trong vòng 3 tháng. Kết quả cho thấy cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy phép nhập khẩu cho các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí để nhanh chóng đưa các sản phẩm còn thiếu vào thị trường Algeria.
Nhân dịp này, một số doanh nghiệp nhập khẩu ở Algeria đã xin kéo dài thời gian hiệu lực của giấy phép này thêm 3 tháng để có thể ký kết đơn hàng, bảo đảm nguồn cung các sản phẩm chủ yếu trong những tháng tới.
Các doanh nghiệp cũng nhấn mạnh việc nhập khẩu trực tiếp hàng tiêu dùng sẽ bảo đảm chất lượng và tính đa dạng sản phẩm cho người dân, đồng thời mang lại thu nhập cho Nhà nước qua các nghĩa vụ thuế. Hơn nữa, điều này cũng tạo ra công ăn việc làm và giúp giảm nguy cơ hàng giả, hàng nhái.
Trước đó, trong công văn ngày 10/9/2023 gửi các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Algeria cũng đã thông báo cho phép nhập khẩu trở lại thịt đỏ (bò, cừu) và thị trắng (gia cầm) nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và duy trì sự ổn định giá cả trên thị trường địa phương.
 
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Algeria
 

  PRINT     BACK
 Algeria nới lỏng chính sách hạn chế nhập khẩu
 EU quy định ngưỡng hạn ngạch thuế quan một số loại hoa quả
 Hoa Kỳ nhận hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá với nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm nhập khẩu từ Việt Nam
 Mê-hi-cô khởi xướng điều tra chống bán phá giá với mặt hàng dây hàn nhập khẩu từ Việt Nam
 EU tìm cách ngăn chặn việc Mỹ tái áp đặt thuế nhôm thép
 Thuế carbon biên giới của EU tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu
 Ấn Độ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với ống thép hàn không gỉ có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam
 Mexico điều tra chống bán phá giá đối với dây hàn từ Việt Nam
 EU sẽ điều tra chống trợ cấp đối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc
 Hàng xuất khẩu Việt Nam trước xu hướng gia tăng phòng vệ thương mại của Mỹ
 Hoa Kỳ ban hành Kết luận cuối cùng trong vụ việc rà soát hành chính lần thứ nhất thuế chống trợ cấp lốp xe ô tô
 Pakistan cấm hàng quá cảnh sang Afghanistan
 Từ 1/10/2023, Nga áp thuế 4%-7% đối với hàng xuất khẩu, bao gồm cả hải sản
 Quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
 Ấn Độ khởi xướng điều tra rà soát hoàng hôn lệnh áp thuế trợ cấp đối với ống thép hàn không gỉ của Trung Quốc và Việt Nam

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25715954595