EU, Trung Quốc tăng mua, xuất khẩu cá tra ghi nhận tăng trưởng dương kể từ đầu năm
Thứ năm, 19-10-2023AsemconnectVietnam - Lượng đơn hàng được cải thiện, xuất khẩu cá tra đang dần phục hồi. Đáng chú ý, trong tháng 9, nhiều thị trường xuất khẩu cá tra đã tăng trưởng 2 con số.
Xuất khẩu tăng trở lại
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nếu tính riêng tháng 9/2023, xuất khẩu mặt hàng này đã có sự tăng trưởng trở lại khi kim ngạch xuất khẩu ghi nhận 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Với kim ngạch này, lần đầu tiên xuất khẩu cá tra ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay.
Về thị trường tiêu thụ, tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang một số thị trường chính đã ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số như Trung Quốc, Hồng Kông, EU, Brazil, Mexico,...
Tháng 9, Trung Quốc và Hồng Kông đã nhập khẩu 56 triệu USD cá tra Việt Nam, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là một trong những thị trường nhập khẩu nhiều cá tra Việt Nam nhất từ năm 2019 đến nay.
Cùng với Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ cá tra của các quốc gia trong khối thị trường EU cũng không hề giảm. Tháng 9 năm nay, EU tiêu thụ hơn 14 triệu USD cá tra Việt Nam, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 9% so với tháng 8/2023. Với giá trị xuất khẩu tăng trưởng dương trở lại vào tháng 9/2023, EU đang dần trở lại cuộc đua về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, khối thị trường CPTPP đã thu hẹp mức giảm xuống 4% trong tháng 9/2023 khi kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 21 triệu USD. Đây cũng là mức giảm thấp nhất của khối thị trường này kể từ đầu năm nay. Đáng chú ý, một số thị trường trong khối CPTPP ghi nhận tăng trưởng dương từ 10 - 70% như Nhật Bản, Mexico, New Zealand,...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 9/2023, xuất khẩu cá tra sang một số thị trường chính đã có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài sụt giảm. Đây là một trong những tín hiệu tích cực trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công thế giới đã tăng lên mức kỷ lục, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng.
"Kỳ vọng rằng, tín hiệu phục hồi trong tháng cuối quý 3/2023 sẽ tạo đà cho xuất khẩu cá tra Việt Nam trong quý cuối năm nay", VASEP cho biết.
Đơn hàng dần cải thiện
Theo thông tin từ Công ty cổ phần thủy sản Vĩnh Hoàn, trong quý 3, xuất khẩu cá tra của doanh nghiệp này đã cải thiện so với quý 2 cả về sản lượng và giá tiêu thụ.
Đặc biệt, đối với thị trường Mỹ, công ty đang có nhiều lợi thế khi vừa qua Bộ Thương mại Mỹ chính thức ban hành kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 19 (POR19) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn từ 1/8/2021 - 31/7/2022. Theo đó, Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế chống bán phá giá 0 USD/kg.
Đối với thị trường EU, xuất khẩu cá tra của Vĩnh Hoàn cũng tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 13%; các thị trường còn lại cũng có doanh thu tăng 20% so với hồi tháng 7/2022.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Kịch - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex cũng chia sẻ, đơn hàng của doanh nghiệp đang có tín hiệu phục hồi trở lại sau nhiều tháng trầm lắng khi lượng khách hàng tại Mỹ và cả Trung Quốc hỏi mua nhiều hơn.
Đặc biệt, khi Bộ Thương mại Mỹ chính thức ban hành kết quả sơ bộ cho đợt rà soát lần thứ 19 (POR19), khi xuất khẩu cá tra vào thị trường này, Cafatex chịu mức thuế suất sơ bộ khá thấp chỉ 0,14 USD/kg. So với đợt xem xét hành chính lần thứ 18, mức thuế suất 1 kg cá tra phi lê đông lạnh đã giảm hơn 2 USD. Do đó, doanh nghiệp khá tự tin và đang tích cực chuẩn bị các nguồn hàng, sẵn sàng xuất khẩu cá tra vào Mỹ.
"Với mức giá 0,14 USD/kg bán vào Mỹ là rất tốt. Đây là điều kiện khá thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Khi nghe tin này doanh nghiệp chúng tôi rất phấn khởi", ông Nguyễn Văn Kịch cho biết.
Ở thời điểm hiện tại, theo VASEP, nhiều thị trường trọng điểm đang bước vào mùa lễ hội cuối năm, tồn kho cũng đã giảm và các nhà bán lẻ bắt đầu tích trữ hàng trở lại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản. Cùng với đó, kết quả sơ bộ đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 19 (POR19) tích cực, cộng với các yếu tố về thị trường như nhu cầu tiêu dùng mùa lễ hội cuối năm, lượng tồn kho giảm dần sẽ tạo tâm lý tích cực cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm.
VASEP cũng kỳ vọng thị trường Trung Quốc sẽ hồi phục tốt hơn về nhu cầu, xuất khẩu cá tra có thể cao hơn nửa đầu năm 2023. Dự báo cả năm 2023, xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,7 tỷ USD, giảm 32% so với năm 2022.
Nguồn: congthuong.vn
9 tháng, Việt Nam nhập khẩu sắt thép từ những thị trường nào?
Xuất khẩu chè những tháng cuối năm vẫn thiếu tín hiệu tích cực
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng tháng thứ 2 liên tiếp
Việt Nam nhập khẩu hơn 8 triệu m3 xăng dầu trong 9 tháng đầu năm 2023
Tháng 9/2023, Việt Nam bán gạo cho thị trường nào nhiều nhất?
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng năm 2023
Việt Nam bước vào vụ thu hoạch, giá xuất khẩu cà phê đảo chiều giảm nhẹ
Tháng 9/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm mạnh
Xuất khẩu gạo tăng vọt gần 90%
Điểm tên những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 9 tháng đầu năm
Xuất khẩu gỗ: Khách hàng đã trở lại, doanh nghiệp giảm bớt áp lực
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới trong năm 2023
Đến hết quý III/2023, xuất khẩu cao su thu về 1,89 tỷ USD
Nhu cầu thay đổi, xuất khẩu cà phê chế biến được giá
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...