Xung đột Israel-Hamas hiện chưa tác động nhiều đến nguồn cung dầu
Thứ sáu, 13-10-2023
AsemconnectVietnam - Theo IEA, hiện nguy cơ tác động đến nguồn cung dầu vẫn hạn chế, song các cuộc đình công lớn buộc các công ty giao dịch định giá với phần bù rủi ro địa chính trị cao hơn.
Ngày 12/10, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do tác động của cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas là hạn chế, song bày tỏ sẵn sàng can thiệp thị trường nếu cần thiết.
Trong báo cáo định kỳ hàng tháng, IEA nói rằng: “Hiện nguy cơ tác động đến nguồn cung dầu vẫn hạn chế, song các cuộc đình công lớn buộc các công ty giao dịch định giá với phần bù rủi ro địa chính trị cao hơn.” Trong bối cảnh cung cầu dầu trên thị trường hiện cân bằng, IEA khẳng định sẵn sàng hành động nếu cần thiết để đảm bảo các thị trường duy trì nguồn cung đầy đủ.
Theo báo cáo, IEA đã điều chỉnh hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2024 do tình hình kinh tế thế giới khó khăn hơn và hiệu suất năng lượng cải thiện sẽ khiến mức tiêu thụ giảm. Cụ thể, IEA đã hạ dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2024 từ mức 1 triệu thùng/ngày được đưa ra trước đó xuống 880.000 thùng/ngày.
Tuy nhiên, cơ quan có trụ sở tại Paris nâng dự báo nhu cầu dầu mỏ năm nay lên 2,3 triệu thùng/ngày, cao hơn so với mức 2,2 triệu được đưa ra trước đó, nhờ nhu cầu tăng tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Năm 2022, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+, bắt đầu hạn chế nguồn cung dầu để đẩy thúc đẩy giá “vàng đen”. Tháng 9 vừa qua, giá dầu Brent thế giới đã tăng lên mức cao nhất (vượt mốc 90 USD/thùng) trong 10 tháng sau khi Saudi Arabia và Nga tuyên bố gia hạn giảm sản lượng tổng cộng 1,3 triệu thùng dầu/ngày đến cuối năm nay.
Tuy nhiên, giá dầu giảm mạnh tuần qua trong bối cảnh triển vọng kinh tế vĩ mô u ám làm gia tăng lo ngại nhu cầu dầu mỏ tăng chậm hơn, lấn át những lo ngại về nguồn cung.
Cũng trong báo cáo trên, IEA cảnh báo nguy cơ châu Âu thiếu dầu diesel vào mùa Đông. Cơ quan này nêu rõ 10 tháng sau khi lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga có hiệu lực, các nhà máy lọc dầu châu Âu vẫn gặp khó khăn trong việc tăng công suất chế biến và sản lượng dầu diesel.
Theo IEA, châu Âu sẽ cần duy trì mức nhập khẩu dầu cao, đặc biệt là từ Trung Đông, nhưng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng vào mùa Đông có nguy cơ hạn chế nguồn cung. IEA cho rằng châu Âu có thể cần một mùa Đông có thời tiết ôn hòa nữa để tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Iran sẵn sàng trở thành hành lang xuất khẩu ngũ cốc của Nga
Thị trường năng lượng và kim loại ngày 12/10: Giá vàng tăng mạnh
Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 12/10: Giá đậu tương ở mức thấp nhất trong 22 tháng
Khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu-mối lo không của riêng ai
Nga khẳng định vai trò trên thị trường dầu khí thế giới
Na Uy siết chặt an ninh tại các dàn khoan sau vụ rò rỉ khí đốt
Nga-Saudi Arabia thảo luận về thị trường dầu mỏ do căng thẳng Gaza
Không có dấu hiệu cho thấy OPEC+ sẽ sớm tìm cách 'hạ nhiệt' giá dầu
Giá thép Ấn Độ tăng do chi phí cao hơn, nhu cầu mạnh mẽ
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 11/10: Giá thép tiếp đà giảm
Indonesia nhập khẩu để kiềm chế giá lương thực, thực phẩm
Xung đột gia tăng tại Trung Đông gây thêm áp lực lên các thị trường
Liên hợp quốc và Nga thảo luận về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón
Xung đột Hamas-Israel: Giá dầu tăng mạnh, chứng khoán chao đảo

Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...