Nga khẳng định vai trò trên thị trường dầu khí thế giới
Thứ năm, 12-10-2023
AsemconnectVietnam - Trong một thời gian ngắn, Nga đã có thể chuyển nguồn cung dầu mỏ sang các thị trường đang phát triển nhanh và đầy hứa hẹn ở các khu vực ở phương Đông và phương Nam.
Ngày 11/10, phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn quốc tế “Tuần Năng lượng Nga” lần thứ 6 (REW 2023) diễn ra ở Trung tâm Triển lãm Manezh của thủ đô Moskva, Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir Putin lưu ý rằng tổ hợp năng lượng và nhiên liệu của Nga vẫn hoạt động ổn định, giúp nước này khẳng định vai trò trên thị trường dầu khí toàn cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Tổng thống Putin khẳng định nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp và cơ quan chức năng, đội tàu chở dầu của Liên Bang Nga đã tăng lên, thiết lập được các cơ chế thanh toán, bảo hiểm và tái bảo hiểm hàng hóa mới.
Trong một thời gian ngắn, Nga đã có thể chuyển nguồn cung dầu mỏ sang các thị trường đang phát triển nhanh và đầy hứa hẹn ở các khu vực ở phương Đông và phương Nam.
Ông cho biết chính phủ Liên Bang Nga đã chuẩn bị kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu mỏ để mở rộng nguồn cung cấp sang các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi và Mỹ Latinh.
Tổng thống Nga cũng khẳng định Moskva sẽ tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+).
Ông cho biết trong năm 2024, OPEC+ sẽ tiếp tục điều tiết sản lượng dầu mỏ, căn cứ vào nhu cầu và tình hình thị trường thế giới. Ông Putin lưu ý rằng tất cả các quyết định trong OPEC+ đều được các bên cùng trao đổi để mang lại lợi ích cho mọi người cũng như cho thị trường năng lượng toàn cầu.
Tổng thống Putin dẫn đánh giá của các chuyên gia cho biết dự báo từ nay đến năm 2050, nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ và châu Âu. Thị phần khí đốt của châu Âu trong nhu cầu toàn cầu sẽ giảm hơn một nửa - xuống còn 5%. Ngược lại, thị phần của châu Á sẽ tăng từ 21% lên 30%.
Tổng thống Putin cũng cho biết khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường năng lượng toàn cầu. Năm tới, các trạm LNG sẽ hoạt động ở 55 quốc gia. Theo ước tính, vào cuối thập kỷ này, nhu cầu LNG trên thế giới có thể tăng khoảng 1,5 lần - lên 600 triệu tấn/năm và Liên Bang Nga đang có những kế hoạch đầy tham vọng trong lĩnh vực này.
Cụ thể, trong thập kỷ tới, sản lượng LNG của Nga sẽ tăng gấp ba - lên 100 triệu tấn/năm, tổng giá trị đầu tư dự kiến cũng là 6 nghìn tỷ ruble. Theo ông Putin, một trong những thế mạnh nữa của Liên Bang Nga trong lĩnh vực này là tuyến đường vận tải qua Bắc Băng Dương.
Về xuất khẩu than, theo Tổng thống Putin, Liên Bang Nga đang mở rộng tuyến đường sắt phía Đông - BAM và Đường sắt xuyên Siberia cũng như phát triển một số dự án giao thông để cho phép vận tải linh hoạt việc cung cấp than qua các cảng ở Viễn Đông cũng như qua khu vực Tây Bắc và miền Nam nước Nga./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Nga-Saudi Arabia thảo luận về thị trường dầu mỏ do căng thẳng Gaza
Không có dấu hiệu cho thấy OPEC+ sẽ sớm tìm cách 'hạ nhiệt' giá dầu
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 11/10: Giá thép tiếp đà giảm
Indonesia nhập khẩu để kiềm chế giá lương thực, thực phẩm
Xung đột gia tăng tại Trung Đông gây thêm áp lực lên các thị trường
Liên hợp quốc và Nga thảo luận về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón
Xung đột Hamas-Israel: Giá dầu tăng mạnh, chứng khoán chao đảo
Cảnh báo một số sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại
Thêm dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện thương mại
Chính phủ Indonesia tăng nguồn cung gạo nội địa để bình ổn giá
Pháp khẳng định đủ nguồn cung khí đốt cho mùa Đông năm nay
OPEC dự báo nhu cầu dầu tăng lên mức 116 triệu thùng một ngày
INSG dự báo thặng dư niken trong ba năm tới
Sản lượng thép không gỉ của Trung Quốc trong tháng 9 tăng 1,54%

Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...