Chủ nhật, 28-7-2024 - 17:17 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường ngũ cốc thế giới ngày 9/10: Giá Lúa mì tăng do thời tiết khô hạn ở các nước xuất khẩu chính gây lo ngại về nguồn cung 

 Thứ hai, 9-10-2023

AsemconnectVietnam - Mở đầu phiên giao dịch đầu tuần, giá lúa mì Chicago tăng do các thương nhân lo lắng về thời tiết khô hạn làm giảm thu hoạch ở Argentina và Australia và các cuộc tấn công của Nga đã ảnh hưởng đến xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Theo đó, giá ngô và đậu tương cũng tăng.
Cụ thể, tính đến 9h56 ngày 9/10, theo giờ Việt Nam, trên sàn giao dịch Thương mại Chicago (CBOT), hợp đồng lúa mì tăng 1,3%, ở mức 5,75-3/4 bushel - sau khi phục hồi từ mức thấp nhất trong ba năm trong tháng trước là 5,40 USD.
Đồng thời, giá ngô CBOT tăng 0,6%, lên 4,95 USD/bushel và giá đậu tương tăng nhẹ 0,7%, ở mức 12,74-3/4 USD/bushel.
Ở các nước Nam bán cầu sản lượng thu hoạch kém vào cuối năm sẽ thắt chặt thị trường hiện đang tràn ngập lúa mì xuất khẩu giá rẻ từ Nga, quốc gia đã có hai vụ thu hoạch bội thu liên tiếp.
Sàn giao dịch ngũ cốc Rosario cho biết, đất nông nghiệp của Argentina có thể bị “ảnh hưởng lớn” về sản lượng lúa mì do một đợt hạn hán khác, mặc dù cơ quan này vẫn chưa thay đổi dự báo về sản lượng của nước này.
Trong khi đó, tại Úc, các khu vực thiếu lượng mưa nghiêm trọng dẫn đến mức khô hạn kỷ lục trong tháng 9.
Những cơn mưa rất cần thiết ở một số vùng của Australia vào tuần trước đã giúp ổn định kỳ vọng mùa vụ, nhưng sản lượng lúa mì được dự báo sẽ thấp hơn khoảng 2/5 so với năm ngoái.
Chính phủ cho biết, tại Ukraine, một nước xuất khẩu lớn khác, xuất khẩu ngũ cốc giảm 27,8% xuống còn 6,92 triệu tấn trong niên vụ 2023/24 từ (tháng 7/2023 đến tháng 6/2024), khi các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu của nước này tiếp tục vào ngày 6/10 và ngày 8/10.
Ngày 6/10, Bộ Nông nghiệp cho biết Ukraine đã thu hoạch được 46,7 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu từ vụ thu hoạch mới năm 2023, bao gồm 22,2 triệu tấn lúa mì.
Các nhà quản lý tiền trong tuần kết thúc vào ngày 3/10 đã mở rộng lượng bán ròng khá lớn của họ đối với hợp đồng kỳ hạn lúa mì CBOT lên 98.788 hợp đồng, từ 96.384 một tuần trước đó.
Các nhà đầu cơ cũng cắt giảm vị thế mua ròng đậu nành CBOT xuống còn 5.001 hợp đồng, từ mức 30.058 một tuần trước đó, đưa chúng xuống gần mức bán ròng mà họ nắm giữ lần cuối vào tháng 4/2020.
Giá ngô và đậu tương đang chịu áp lực từ vụ thu hoạch đang diễn ra ở Mỹ, làm tăng thêm nguồn cung và sản lượng kỷ lục ở Brazil, nước xuất khẩu lớn nhất.
Theo Reuters thăm dò dự kiến Bộ Nông nghiệp Mỹ trong một báo cáo công bố vào ngày 12/10 sẽ hạ nhẹ ước tính về sản lượng ngô và đậu tương của Mỹ.
Đồng thời, dự báo của Mỹ về dự trữ lúa mì, ngô và đậu tương cuối kỳ năm 2023-2024 của Mỹ và toàn cầu.
Trong khi đó, hạn hán ở Argentina đang trì hoãn việc trồng ngô và nếu thời tiết khô kéo dài thì diện tích trồng ngô có thể giảm, sàn giao dịch Rosario và sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cho biết.
N.Hảo
Nguồn: VITIC/Reuters

 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25713348136