Điện Biên muốn WIPO chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề Sở hữu Trí tuệ
Thứ hai, 9-10-2023AsemconnectVietnam - Tỉnh Điện Biên đưa ra đề xuất WIPO mở các khóa đào tạo, tập huấn trực tuyến về Sở hữu Trí tuệ phiên bản Tiếng Việt nhằm trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng quản lý cho cán bộ Việt Nam.
Trong chuyến công tác tại Thụy Sĩ từ ngày 4-7/9, đoàn công tác của tỉnh Điện Biên do ông Lò Văn Mừng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và làm việc với một số tổ chức quốc tế tại thành phố Geneva.
Tại buổi làm việc ở tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), ông Lò Văn Mừng đã giới thiệu khái quát về hoạt động Sở hữu Trí tuệ của tỉnh Điện Biên. Theo đó, tỉnh đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều chính sách về phát triển Sở hữu Trí tuệ với quan điểm "Phát triển hoạt động Sở hữu Trí tuệ có trọng tâm, trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các ngành, nhất là các lĩnh vực có sản phẩm đặc thù, chủ lực của tỉnh."
Bên cạnh đó, ông Lò Văn Mừng cho biết tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề án triển khai chiến lược Sở hữu Trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, với 33 mục tiêu, và đưa ra đề xuất WIPO thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ mở các khóa đào tạo, tập huấn trực tuyến về Sở hữu Trí tuệ phiên bản Tiếng Việt nhằm trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng quản lý về Sở hữu Trí tuệ cho cán bộ Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam trong đó có cán bộ của tỉnh Điện Biên, cũng như mời lãnh đạo của tổ chức cùng các chuyên gia đến Điện Biên thăm quan, trải nghiệm văn hóa, sản phẩm bản địa của tỉnh.
Qua trao đổi, ông Andrew Michael Ong - Giám đốc, ban châu Á và Thái Bình Dương, Bộ phận phát triển khu vực và quốc gia của WIPO, cũng giới thiệu cho đoàn công tác của tỉnh Điện Biên về các biện pháp xây dựng thương hiệu địa phương và chủ đề Sở hữu Trí tuệ và Du lịch. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tới các chính sách của WIPO về phát triển thương hiệu du lịch của địa phương gắn với bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ.
Trong khi đó, bà Altaye Tedla, Trưởng Chương trình Đào tạo Từ xa, Học viện WIPO, cho biết tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ cung cấp, chia sẻ các tài liệu hướng dẫn xây dựng thương hiệu địa phương, giới thiệu một số mô hình xây dựng thương hiệu địa mà tổ chức này đã giúp đỡ trên thế giới.
Cũng trong chuyến công tác tại Thụy Sĩ, đoàn của tỉnh Điện Biên đã có buổi làm việc ông David Fernandez - Đại diện Đại học Hòa bình và bà Hiba Qasas - Giám đốc Điều hành Tổ chức "Các nguyên tắc vì hòa bình."
Đây là cuộc thảo luận tập trung vào khả năng phối hợp tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình ở Việt Nam (1954-2024).
Ông Lò Văn Mừng khẳng định rằng tỉnh Điện Biên sẵn sàng tham gia các hoạt động tọa đàm, triển lãm ảnh, biểu diễn văn nghệ... góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và các đối tác, các tổ chức quốc tế thời gian tới. Ông cũng thông báo, trong chuỗi các sự kiện, tỉnh Điện Biên cũng kết hợp các hoạt động tuyên truyền và tổ chức sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/dien-bien-muon-wipo-chia-se-kinh-nghiem-trong-van-de-so-huu-tri-tue/900900.vnp
Tại buổi làm việc ở tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO), ông Lò Văn Mừng đã giới thiệu khái quát về hoạt động Sở hữu Trí tuệ của tỉnh Điện Biên. Theo đó, tỉnh đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều chính sách về phát triển Sở hữu Trí tuệ với quan điểm "Phát triển hoạt động Sở hữu Trí tuệ có trọng tâm, trọng điểm, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các ngành, nhất là các lĩnh vực có sản phẩm đặc thù, chủ lực của tỉnh."
Bên cạnh đó, ông Lò Văn Mừng cho biết tỉnh Điện Biên đã phê duyệt đề án triển khai chiến lược Sở hữu Trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, với 33 mục tiêu, và đưa ra đề xuất WIPO thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ mở các khóa đào tạo, tập huấn trực tuyến về Sở hữu Trí tuệ phiên bản Tiếng Việt nhằm trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng quản lý về Sở hữu Trí tuệ cho cán bộ Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam trong đó có cán bộ của tỉnh Điện Biên, cũng như mời lãnh đạo của tổ chức cùng các chuyên gia đến Điện Biên thăm quan, trải nghiệm văn hóa, sản phẩm bản địa của tỉnh.
Qua trao đổi, ông Andrew Michael Ong - Giám đốc, ban châu Á và Thái Bình Dương, Bộ phận phát triển khu vực và quốc gia của WIPO, cũng giới thiệu cho đoàn công tác của tỉnh Điện Biên về các biện pháp xây dựng thương hiệu địa phương và chủ đề Sở hữu Trí tuệ và Du lịch. Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh tới các chính sách của WIPO về phát triển thương hiệu du lịch của địa phương gắn với bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ.
Trong khi đó, bà Altaye Tedla, Trưởng Chương trình Đào tạo Từ xa, Học viện WIPO, cho biết tổ chức này sẵn sàng hỗ trợ cung cấp, chia sẻ các tài liệu hướng dẫn xây dựng thương hiệu địa phương, giới thiệu một số mô hình xây dựng thương hiệu địa mà tổ chức này đã giúp đỡ trên thế giới.
Cũng trong chuyến công tác tại Thụy Sĩ, đoàn của tỉnh Điện Biên đã có buổi làm việc ông David Fernandez - Đại diện Đại học Hòa bình và bà Hiba Qasas - Giám đốc Điều hành Tổ chức "Các nguyên tắc vì hòa bình."
Đây là cuộc thảo luận tập trung vào khả năng phối hợp tổ chức hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình ở Việt Nam (1954-2024).
Ông Lò Văn Mừng khẳng định rằng tỉnh Điện Biên sẵn sàng tham gia các hoạt động tọa đàm, triển lãm ảnh, biểu diễn văn nghệ... góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa tỉnh Điện Biên và các đối tác, các tổ chức quốc tế thời gian tới. Ông cũng thông báo, trong chuỗi các sự kiện, tỉnh Điện Biên cũng kết hợp các hoạt động tuyên truyền và tổ chức sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/dien-bien-muon-wipo-chia-se-kinh-nghiem-trong-van-de-so-huu-tri-tue/900900.vnp
Việt Nam tham gia tích cực vào khuôn khổ hợp tác nông nghiệp ASEAN
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm xuống mức thấp
Đưa sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam vào thị trường châu Âu
Các nước ASEAN và Canada đặt mục tiêu ký kết FTA vào năm 2025
"Thẻ vàng" IUU: Giải quyết các thiếu sót để đón Đoàn thanh tra EC
World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á-TBD
G7 lập quỹ hỗ trợ các nước đang phát triển củng cố chuỗi cung ứng
Thành phố Cần Thơ hợp tác với các địa phương của Pháp
Báo Mỹ: Việt Nam đang trở thành “nam châm” hút FDI ở Đông Nam Á
Hiệp định CPTPP: Làm tốt thương hiệu tạo đột phá về xuất khẩu
Thủ tướng gặp gỡ Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hợp tác thương mại song phương Việt Nam-Bulgaria còn nhiều dư địa
Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm, ăn trưa với các nhà đầu tư Hoa Kỳ
Việt Nam-Hoa Kỳ luôn là đối tác kinh tế-thương mại quan trọng của nhau
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...