World Bank hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở khu vực Đông Á-TBD
Thứ ba, 3-10-2023AsemconnectVietnam - WB công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương, theo đó giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực xuống 5%.
Ngày 1/10, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo Cập nhật Kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, theo đó giảm nhẹ dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực xuống 5%, từ mức dự báo 5,1% đưa ra trong báo cáo hồi tháng Tư vừa qua.
Dù hạ dự báo tăng trưởng khu vực nhưng theo WB, nhìn chung, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2023 vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi trên thế giới.
Tăng trưởng của các quốc đảo Thái Bình Dương dự báo ở mức 5,2%. WB cũng hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực xuống 4,5% trong năm 2024, giảm so với mức 4,8% đưa ra hồi tháng Tư vừa qua do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như kinh tế toàn cầu giảm tốc, lãi suất cao và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng.
Theo WB, có gần 3.000 biện pháp hạn chế mới được áp dụng trong hệ thống thương mại toàn cầu năm ngoái, cao gấp 3 lần so với năm 2019.
Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro cho biết: “Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Trong trung hạn, việc duy trì tăng trưởng cao sẽ đòi hỏi cải cách để duy trì khả năng cạnh tranh công nghiệp, đa dạng hóa các đối tác thương mại và giải phóng tiềm năng nâng cao năng suất và tạo việc làm của ngành dịch vụ.”
Với nền kinh tế Trung Quốc, WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức 5,1% nhưng hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 xuống 4,4%, thấp hơn mức 4,8% đưa ra hồi tháng Tư vừa qua.
Theo WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của những khó khăn trong nước, bao gồm sự phục hồi yếu sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nợ tăng cao và bất ổn trong lĩnh vực bất động sản...
Dù vậy, ông Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, lưu ý Trung Quốc là một nền kinh tế lớn trên thế giới, có tiềm năng và tài nguyên lớn trong lĩnh vực chế tạo.
Ngoài ra, theo chuyên gia này, Bắc Kinh có kế hoạch để đảm bảo tăng trưởng chất lượng thay vì chỉ tính đến tăng tốc tăng trưởng trong ngắn hạn./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/world-bank-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-o-khu-vuc-dong-atbd/899867.vnp
Dù hạ dự báo tăng trưởng khu vực nhưng theo WB, nhìn chung, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm 2023 vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi trên thế giới.
Tăng trưởng của các quốc đảo Thái Bình Dương dự báo ở mức 5,2%. WB cũng hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của khu vực xuống 4,5% trong năm 2024, giảm so với mức 4,8% đưa ra hồi tháng Tư vừa qua do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như kinh tế toàn cầu giảm tốc, lãi suất cao và chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng.
Theo WB, có gần 3.000 biện pháp hạn chế mới được áp dụng trong hệ thống thương mại toàn cầu năm ngoái, cao gấp 3 lần so với năm 2019.
Phó Chủ tịch WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro cho biết: “Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Trong trung hạn, việc duy trì tăng trưởng cao sẽ đòi hỏi cải cách để duy trì khả năng cạnh tranh công nghiệp, đa dạng hóa các đối tác thương mại và giải phóng tiềm năng nâng cao năng suất và tạo việc làm của ngành dịch vụ.”
Với nền kinh tế Trung Quốc, WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức 5,1% nhưng hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 xuống 4,4%, thấp hơn mức 4,8% đưa ra hồi tháng Tư vừa qua.
Theo WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của những khó khăn trong nước, bao gồm sự phục hồi yếu sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nợ tăng cao và bất ổn trong lĩnh vực bất động sản...
Dù vậy, ông Aaditya Mattoo, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, lưu ý Trung Quốc là một nền kinh tế lớn trên thế giới, có tiềm năng và tài nguyên lớn trong lĩnh vực chế tạo.
Ngoài ra, theo chuyên gia này, Bắc Kinh có kế hoạch để đảm bảo tăng trưởng chất lượng thay vì chỉ tính đến tăng tốc tăng trưởng trong ngắn hạn./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/world-bank-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-o-khu-vuc-dong-atbd/899867.vnp
Thành phố Cần Thơ hợp tác với các địa phương của Pháp
Báo Mỹ: Việt Nam đang trở thành “nam châm” hút FDI ở Đông Nam Á
Hiệp định CPTPP: Làm tốt thương hiệu tạo đột phá về xuất khẩu
Thủ tướng gặp gỡ Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Hợp tác thương mại song phương Việt Nam-Bulgaria còn nhiều dư địa
Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm, ăn trưa với các nhà đầu tư Hoa Kỳ
Việt Nam-Hoa Kỳ luôn là đối tác kinh tế-thương mại quan trọng của nhau
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Quảng Trị với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan
ADC đề xuất chấm dứt điều tra chống bán phá giá với ống đồng Việt Nam
Đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ VN xây chuỗi cung ứng liên quan đến chip bán dẫn
Trung Quốc kháng cáo phán quyết WTO trong tranh chấp thuế quan với Mỹ
Việt Nam tích cực đóng góp vào thành công của CAEXPO, CABIS
Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G77 và Trung Quốc thông qua Tuyên bố Chung
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc CAEXPO và CABIS 2023
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...