Nhu cầu thay đổi, xuất khẩu cà phê chế biến được giá
Thứ hai, 2-10-2023AsemconnectVietnam - Nhu cầu của các thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới là đang ưu tiên cà phê chế biến. Đây là xu hướng bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tăng xuất khẩu cà phê.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), trên thị trường cà phê, kết thúc tuần vừa qua (25 - 30/9), giá Robusta tăng nhẹ 0,04%, lên giao dịch tại mức 2.484 USD/tấn. Số liệu xuất khẩu cà phê chưa tích cực tại Việt Nam đã phần nào giảm bớt những áp lực lên giá.
Trong báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê ước tính xuất khẩu cà phê trong tháng 9 của Việt Nam đạt 65.000 tấn, giảm mạnh 32,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm khối lượng xuất đi thấp hơn 7,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng giảm, nhu cầu tăng, giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện đã đạt mức kỷ lục. Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong nửa đầu tháng 9/2023 tiếp tục tăng, đạt 3.151 USD/tấn, tăng 6,3% so với nửa đầu tháng 8/2023 và 32,1% so với cùng kỳ, là mức giá rất cao trong nhiều năm trở lại đây.
Trong khi đó, giá Arabica tiếp tục suy yếu trong tuần thứ hai liên tiếp với mức giảm 3,3% so với tham chiếu. Triển vọng nguồn cung tích cực tại Brazil kết hợp cùng nhu cầu bán hàng gia tăng của nông dân nước này đã gây sức ép lên giá.
Lượng mưa đã bổ sung cho vùng trồng cà phê chính của Brazil và khu vực nắng nóng cục bộ trên 30 độ C cũng thu hẹp, giúp cây cà phê đang ra hoa phát triển tốt hơn. Điều này làm giảm lo ngại năng suất cây trồng kém trong niên vụ 2024-25 nếu khô nóng tiếp tục kéo dài.
Sự trái chiều trong quyết định điều hành chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng Trung ương Brazil (BCB) đã khiến tỷ giá USD/Brazil Real tăng gần 2% trong tuần qua. Chênh lệch tỷ giá ngày càng nới lỏng đã kích thích nhu cầu bán cà phê từ nông dân Brazil do thu về nhiều nội tệ hơn.
Theo MXV, trong tuần này, giá Arabica có thể nới tiếp đà giảm nếu xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh tại Brazil.
Xuất khẩu cà phê Sumatra Robusta trong tháng 8 của Indonesia đạt 16.166 tấn, giảm gần 55,5% so với mức 36.313 tấn được vận chuyển trong cùng kỳ năm trước, dữ liệu từ chính phủ nước này.
Trên thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ giảm nhẹ 100 đồng/kg so với ngày trước đó, được thu mua quanh mức 65.900 - 66.700 đồng/kg. Như vậy, so với tuần trước đó, giá cà phê trong nước đã giảm nhẹ 100 - 200 đồng/kg.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Thao - Chủ nhiệm HTX Cà phê Bích Thao - Sơn La cho biết, HTX Cà phê Bích Thao đang liên kết với 800 hộ đồng bào để chuyển sang trồng cây cà phê đặc sản, đẩy mạnh đầu tư công nghệ sơ chế và chế biến. Hiện nay cà phê đặc sản làm hàng xuất khẩu của HTX đã lên đến 97%, lượng còn lại phục vụ nội địa.
Bằng việc trồng và chế biến, rang xay, hiện nay sản phẩm của HTX không lo vấn đề đầu ra hay bấp bênh về giá. Nguồn lợi từ bán cà phê đã mang lại cho người trồng, HTX thu nhập ổn định. Hiện nay cà phê Arabica đặc sản xuất khẩu của Sơn La có thể lên đến 230.000 – 270.000/kg.
Hiện nay xu hướng sử dụng cà phê trên thế giới là ưu tiên cho cà phê chất lượng cao. Hiện nay những nhà nhập khẩu cà phê lớn nhất của nước ta như Hoa Kỳ và EU đang có sự chuyển dịch từ nhập khẩu cà phê Robusta dạng hạt sang cà phê đã qua chế biến. Trong đó, Hoa Kỳ ngày càng nhập khẩu nhiều cà phê Arabica hơn; giảm dần nhập khẩu cà phê Robusta, từ mức 6,1 triệu bao (366.000 tấn) trong niên vụ 2011/2012 xuống còn 3,6 triệu bao trong niên vụ 2020/2021. Cùng với đó, tỷ trọng nhập khẩu cà phê qua chế biến tăng từ 3,1% trong niên vụ 2018/2019 lên 6,4% trong ước tính niên vụ 2023/2024.
Còn theo số liệu thống kê từ Liên đoàn Cà phê châu Âu (ECF), tại EU, tỷ lệ cà phê qua chế biến cũng tăng từ 2,3% trong năm 2017 lên 5,5% tổng sản phẩm cà phê được nhập khẩu vào năm 2021.
Để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao giá trị cho cà phê của Việt Nam, ngay từ cuối năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 5499/QĐ-BNN-CB phê duyệt quy hoạch hệ thống chế biến, bảo quản cà phê gắn với sản xuất và xuất khẩu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, Việt Nam sẽ ưu tiên đầu tư các cơ sở chế biến sâu, để gia tăng giá trị sản phẩm cà phê và hướng tới phát triển bền vững. Cụ thể, đến năm 2030, cà phê nhân chỉ còn chiếm 55-70% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, còn lại là cà phê đã qua chế biến.
Nguồn: congthuong.vn
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam 8 tháng năm 2023
8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xơ sợi mang về 2,88 tỷ USD
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tháng 8 và 8 tháng năm 2023
Dự kiến hết quý III/2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ vượt cả năm 2022
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và EU tăng tốc trở lại
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Ấn Độ tăng trưởng 3 con số
Nhập khẩu phân bón trong tháng 8 đạt mức cao nhất hơn 2 năm qua
Kim ngạch thương mại tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2023
Xuất khẩu tôm tháng 8/2023: Điểm tên các thị trường tiếp đà tăng trưởng dương
Sau khi “chạm đáy”, xuất nhập khẩu đang dần khởi sắc
Nguồn cung thấp, xuất khẩu cà phê tiếp tục được lợi về giá
Tháng 8/2023, xuất khẩu hạt điều đạt mức cao kỷ lục mới
Cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 41% sau 10 năm
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...