Trung Quốc dỡ bỏ thuế đối với lúa mạch Úc
Thứ năm, 28-9-2023AsemconnectVietnam - Việc Trung Quốc dỡ bỏ mức thuế 80,5% đối với lúa mạch Úc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước. Quy định thuế đối với lúa mạch Úc được thực hiện vào tháng 6/2020, mức thuế này gần như đã làm tạm dừng hoạt động xuất khẩu lúa mạch của Úc sang Trung Quốc.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, việc dỡ bỏ mức thuế đối với lúa mạch Úc phản ánh “những thay đổi trong tình hình thị trường lúa mạch ở Trung Quốc” và “không cần thiết tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với lúa mạch nhập khẩu có nguồn gốc từ Úc”. Trong 3 năm tiếp thị vừa qua, nhập khẩu lúa mạch của Trung Quốc đạt trung bình hơn 8,7 triệu tấn và được dự báo ở mức 7,5 triệu tấn vào năm 2023/24. Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu lúa mạch để làm thức ăn chăn nuôi và một phần nhỏ được sử dụng để làm mạch nha. Tuy nhiên, nguồn cung lúa mạch toàn cầu thắt chặt vào năm 2023/24 gây trở ngại cho nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.
Sản lượng lúa mạch toàn cầu dự kiến đạt 141,9 triệu tấn, giảm 6,5% so với năm trước và là mức thấp nhất kể từ niên vụ 2018/19. Các nhà sản xuất và xuất khẩu lúa mạch lớn trên toàn cầu, bao gồm Liên minh châu Âu, Nga và Canada, đều được dự báo sẽ có sản lượng thấp hơn vào năm 2023/24. Trong khi sản lượng lúa mạch của Úc cũng được dự báo thấp hơn, xuất khẩu vẫn được dự báo ở mức 5,5 triệu tấn do tồn kho lớn sau 3 năm thu hoạch bội thu. Bằng cách loại bỏ thuế, Trung Quốc có được quyền tiếp cận nguồn cung lúa mạch rất cần thiết từ Úc trong bối cảnh nguồn cung xuất khẩu toàn cầu đang suy giảm. Giá thầu tăng gần đây đối với nguồn cung lúa mạch của Úc hỗ trợ cho Trung Quốc chuyển đổi nguồn gốc nhà cung cấp.
Kể từ đầu tháng 8/2023, giá xuất khẩu tổng hợp đối với lúa mạch, được phản ánh bởi chỉ số phụ lúa mạch IGC GOI (Chỉ số ngũ cốc và hạt có dầu), giảm 3% so với tháng trước. Lúa mạch của Pháp và Achentina, nơi Trung Quốc mua hầu hết nguồn cung trước khi thay đổi chính sách, đều giảm xuống còn 235 USD/tấn, giảm lần lượt 3% và 4% đối với mỗi quốc gia. Ngược lại, giá xuất khẩu của Úc tăng 8% lên 255 USD/tấn, do nhu cầu tăng từ Trung Quốc sau khi dỡ bỏ thuế chống bán phá giá.
Đối với Úc, việc dỡ bỏ thuế quan sẽ không ngay lập tức khôi phục khối lượng thương mại về mức cao như năm 2016/17. Nguồn cung hạn chế hơn so với năm 2016/17 và Úc đã xuất khẩu sang các thị trường khác trong vài năm qua do thương mại với Trung Quốc giảm sút. Do đó, Ả Rập Saudi, Thái Lan và các nhà nhập khẩu lớn khác hiện sẽ cạnh tranh với Trung Quốc để có được nguồn cung lúa mạch hạn chế của Úc trong năm tới.
N.Nga
Nguồn: VITIC/USDA
FT: Các nước EU vẫn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô từ Nga
Mexico hủy bỏ vụ nhượng quyền khai thác mỏ lithium với Trung Quốc
Xuất khẩu của Thái Lan tăng lần đầu tiên trong 11 tháng
USDA dự báo tồn kho lúa mì của các nhà xuất khẩu lớn đạt mức thấp nhất trong 11 năm
Thị trường dầu sẽ có thêm cung từ nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi
Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam tiếp tục giảm
Những khó khăn về sản xuất đậu tương của Mỹ năm 2023/24 có khả năng thúc đẩy xuất khẩu của Brazil vào năm 2024
Diện tích trồng đậu tương của Achentina ước tính đạt 16 triệu ha trong vụ 2023/24
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 25/9: Giá thép kéo dài đà giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Ấn Độ hoãn áp dụng quy định cấp phép nhập khẩu với hàng điện tử
Thị trường dầu sẽ có thêm cung từ nước sản xuất dầu lớn nhất châu Phi
Sản lượng gạo Thái Lan dự kiến giảm do thời tiết El Nino
Sản lượng đậu tương của Ấn Độ có thể giảm so với cùng kỳ do mưa thất thường
IGC nâng dự báo ngô, giảm triển vọng lúa mì trong vụ 2023/24
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...