OECD: Các ngân hàng trung ương phải giữ lãi suất cao cho đến khi lạm phát được kiểm soát
Thứ bảy, 23-9-2023AsemconnectVietnam - Hôm thứ Ba (19/9), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, các ngân hàng trung ương nên giữ lãi suất ở mức cao hiện tại hoặc tăng thêm để chống lạm phát, bất chấp những dấu hiệu ngày càng rõ ràng về căng thẳng kinh tế và chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới.
OECD cho biết, cần phải thấy được tiến bộ lâu dài trong việc đánh bại lạm phát trước khi xem xét nới lỏng chính sách tiền tệ.
Lời khuyên này được đưa ra trước các quyết định quan trọng trong tuần này của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được các nhà kinh tế dự báo sẽ tạm dừng tăng lãi suất và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) được dự báo sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp thứ 15 liên tiếp.
Trong báo cáo cập nhật mới nhất về dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế lớn, OECD dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu đang trên đà giảm xuống còn 3% trong năm nay sau khi tăng 3,3% vào năm ngoái. Nhưng tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ chậm lại còn 2,7% vào năm 2024, giảm so với ước tính 2,9% trong báo cáo tháng 6.
OECD đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 do “tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt ngày càng trở nên rõ ràng, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm sút, và sự phục hồi ở Trung Quốc đã mờ nhạt”. OECD cũng cảnh báo làn sóng các biện pháp bảo hộ đang gây tổn hại cho thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, Clare Lombardelli, chuyên gia kinh tế trưởng của OECD cho biết, ngay cả ở Mỹ với dữ liệu lạm phát “có vẻ tích cực hơn, nhưng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng” trong cuộc chiến nhằm chế ngự áp lực giá cả và cắt giảm lãi suất.
OECD khuyến nghị Fed nên giữ lãi suất ở phạm vi 5,25% - 5,5% hiện tại cho đến nửa cuối năm 2024, trong khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và BoE nên thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Các ngân hàng trung ương nên đợi cho đến khi nhiều dữ liệu kinh tế – bao gồm lạm phát toàn phần, lạm phát cơ bản, áp lực tiền lương và động thái về giá của doanh nghiệp – hạ nhiệt trước khi nhấc ra khỏi phanh kinh tế.
Với việc hoạt động cho vay của ngân hàng đang chậm lại đáng kể ở châu Âu, “ngay cả khi lãi suất chính sách không được tăng thêm, tác động của những đợt tăng lãi suất trong quá khứ sẽ tiếp tục tác động đến các nền kinh tế”, OECD cho biết.
Nhưng đã có những dấu hiệu, chẳng hạn như giá dầu tăng 25% kể từ tháng 5 và đưa giá dầu Brent lên gần 95 USD/thùng, cho thấy không phải tất cả áp lực lạm phát đều giảm bớt.
OECD dự báo tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại, với tăng trưởng giảm xuống dưới mục tiêu chính thức của nước này là “khoảng 5%” vào năm 2024. OECD cảnh báo rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc sẽ có tác động lan tỏa đáng kể đến phần còn lại của thế giới.
Chi tiêu nội địa giảm 3% ở Trung Quốc sẽ truyền tải trực tiếp thông qua thương mại tới các nền kinh tế châu Á và các nhà xuất khẩu hàng hóa, trong khi Mỹ và châu Âu sẽ chỉ bị ảnh hưởng nặng nề nếu giá cổ phiếu toàn cầu giảm đáng kể và các nhà đầu tư yêu cầu lãi suất cho vay cao hơn.
OECD ước tính nếu có một cú sốc kinh tế kết hợp và cú sốc tài chính rộng hơn ở Trung Quốc, điều đó sẽ làm giảm hơn 1/3 tốc độ tăng trưởng toàn cầu.
OECD cho biết, hành động hiệu quả nhất mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể thực hiện để thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn là dỡ bỏ một số rào cản thương mại đã được dựng lên gần đây.
Ngoài ra, sự phục hồi chậm chạp của thương mại hàng hóa toàn cầu trong thời kỳ hậu Covid-19 đã làm chậm lại sự tăng trưởng về năng suất lao động và mức độ thịnh vượng.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Lạm phát tiêu dùng tại Khu vực đồng euro không mạnh như dự báo
Lạm phát của Mỹ tăng tốc trở lại trong tháng 8 do giá dầu tăng mạnh
ECB công bố tăng lãi suất
Kinh tế Thái Lan có thể thiệt hại lên tới 56 tỷ USD do El Nino
Lý do thực sự khiến khu vực Eurozone thiếu hụt lao động
Niềm tin kinh doanh của Italy giảm trong tháng 8
Ủy ban EU cắt giảm dự báo tăng trưởng khu vực Eurozone khi Đức suy thoái
PMI Trung Quốc vẫn lạc quan
Áp lực giảm phát của Trung Quốc giảm bớt trong tháng 8/2023
Lạm phát ở Đức tiếp tục giảm rất chậm
Lạm phát của Ai Cập tăng lên mức kỷ lục 37,4% trong tháng 8/2023
Châu Á cạnh tranh thu hút vốn
Lạm phát ở Tây Ban Nha tăng tháng thứ hai liên tiếp
ADB: Lãi suất cao hơn vẫn là nguy cơ đối với khách hàng vay ở Đông Á mới nổi
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...