Châu Á cạnh tranh thu hút vốn
Thứ bảy, 16-9-2023AsemconnectVietnam - Nhiều nước đang nỗ lực thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như số lượng du khách quốc tế nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
“Thị thực vàng”
Indonesia vừa triển khai chương trình “thị thực vàng”, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được cư trú trong thời gian 5 - 10 năm, trong nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước.
Theo đó, một cá nhân đầu tư số tiền trị giá 350.000 USD vào cổ phiếu của các công ty đại chúng, tài khoản tiết kiệm, hoặc trái phiếu chính phủ sẽ đủ điều kiện để ở lại 5 năm, nếu là 700.000 USD thì thời gian tăng lên 10 năm.
Thị thực (visa) có thời hạn 5 năm cũng sẽ được cấp cho cá nhân nước ngoài thành lập công ty với số vốn đầu tư ít nhất là 2,5 triệu USD, thời gian lưu trú là 10 năm nếu vốn đầu tư đạt 5 triệu USD. Giám đốc và ủy viên hội đồng của các công ty nước ngoài được thành lập ở Indonesia đủ điều kiện được cấp visa 5 năm nếu công ty đầu tư 25 triệu USD, hoặc 10 năm nếu là 50 triệu USD.
Những người có thị thực vàng dự kiến sẽ được hưởng những lợi ích độc quyền, bao gồm cả việc không cần phải xin giấy phép lưu trú tạm thời tại văn phòng nhập cư.
Cuối năm ngoái, quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai visa “quê hương thứ hai” (Second Home) trong 5 - 10 năm kể từ ngày 25/12/2023 cho những khách du lịch có 2 tỷ rupiah (130.000 USD) trong tài khoản ngân hàng.
Đây là những động thái nhằm thu hút các nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài, trong nỗ lực thúc đẩy kinh tế Indonesia. Đồng thời, chính sách mới được cho là sẽ cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực để thúc đẩy khách du lịch đến với Xứ sở vạn đảo.
Tại Việt Nam, chính sách thị thực mới có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 cho phép du khách một số nước được miễn visa lên đến 45 ngày và nâng hạn visa điện tử lên 90 ngày, nhằm thu hút khách quốc tế, với mục tiêu cả năm đón khoảng 12 triệu lượt khách quốc tế, tăng gấp rưỡi so với kế hoạch đặt ra trước đó.
Thu hút ngoại tệ từ du lịch
Tuần qua, Hội nghị thế giới về hợp tác và phát triển du lịch 2023, với trọng tâm là “Xu hướng mới, hình thức kinh doanh mới, tiêu dùng mới: Cùng tạo ra sự thịnh vượng mới cho văn hóa và du lịch” tổ chức tại Trung Quốc đã thu hút 500 đại biểu đến từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bà Kolinda Grabar-Kitarovic, cựu Tổng thống Croatia nhận xét, ngành du lịch đang phát triển nhanh và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Các khu vực thành thị diễn ra 80% hoạt động du lịch toàn cầu, đóng vai trò là trung tâm trao đổi văn hóa.
Ông Yin Yong, Thị trưởng Bắc Kinh, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Các thành phố du lịch thế giới (WTCF) cho rằng, ngành du lịch toàn cầu đang ở thời điểm chiến lược, chuyển từ phục hồi sang phát triển chất lượng cao. Điều này đòi hỏi nỗ lực thống nhất để cải thiện và nâng cấp ngành du lịch, đảm bảo phục hồi bền vững và đạt được sự phát triển thịnh vượng.
Ông Yin Yong ủng hộ việc tích hợp các công nghệ đổi mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và điện toán đám mây, đồng thời ủng hộ việc hợp nhất các tài sản văn hóa với lĩnh vực du lịch.
Trong khi đó, bà Maria Helena de Senna Fernandes, Giám đốc Văn phòng Du lịch Macao (Trung Quốc) nhấn mạnh đến sự tích hợp của lĩnh vực bán lẻ, ngân hàng và Internet với du lịch.
Kể từ ngày 30/8/2023, du khách đến Trung Quốc được miễn nộp kết quả xét nghiệm axit nucleic hoặc kháng nguyên trong 48 giờ trước đó khi khai báo tình trạng sức khỏe với cơ quan hải quan.
“Các quy định nhập cảnh được nới lỏng không chỉ thúc đẩy niềm tin của chúng tôi vào du lịch, mà còn tác động tích cực đến bối cảnh kinh tế và thương mại rộng lớn hơn”, ông Wang Wei, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Trip.com chia sẻ.
Theo thống kê, năm 2022, lượng khách du lịch trên toàn thế giới đạt 9,57 tỷ lượt người, đem lại nguồn doanh thu 4.600 tỷ USD. Những con số này lần lượt bằng 66,1% và 79,6% mức trước đại dịch.
Báo cáo của WTCF chỉ ra rằng, số lượng khách du lịch quốc tế năm 2023 trên phạm vi toàn cầu có thể đạt 10,78 tỷ lượt người, mang lại doanh thu 5.000 tỷ USD, lần lượt bằng 74,4% và 86,2% so với năm 2019.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Các ngân hàng trung ương lớn tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ
Chỉ số PMI giảm nhanh, châu Âu đối diện nguy cơ suy thoái
Chỉ số Ifo mới nhất làm tăng thêm những khó khăn kinh tế của Đức
Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam được xem là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý II/2023
Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt, Fed sẽ dừng tăng lãi suất?
Đức giảm hơn 30 tỷ euro thuế doanh nghiệp trong 4 năm để kích thích nền kinh tế
Doanh số bán lẻ của Hà Lan dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ
Biến số kinh tế Trung Quốc
PMI khu vực đồng Euro cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế đáng lo ngại
Nhật Bản giữ quan điểm "nền kinh tế đang phục hồi vừa phải"
Australia nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc
Nhà hoạch định chính sách BOJ báo hiệu điều chỉnh chính sách tiền tệ vào đầu năm tới
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến sự hỗn loạn
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...