Các ngân hàng trung ương lớn tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ
Thứ năm, 14-9-2023AsemconnectVietnam - Các ngân hàng trung ương lớn đã tạm dừng hoạt động thắt chặt trong tháng 8.
Theo đó, chỉ có 4 trong số các ngân hàng trung ương giám sát 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất (G10) tổ chức các cuộc họp ấn định lãi suất trong tháng 8 - đây cũng thường là tháng yên tĩnh hơn đối với các quyết định chính sách tiền tệ. Hai trong số đó là Na Uy và Anh đã đưa ra tổng cộng mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023. Trong khi Úc và New Zealand giữ nguyên lãi suất.
Các động thái này ít hơn so với 3 lần tăng lãi suất trong sáu cuộc họp vào tháng 7 và nâng tổng số lần tăng lãi suất từ đầu năm 2023 của các ngân hàng trung ương G10 lên tổng cộng 1.075 điểm cơ bản trong 33 lần tăng lãi suất.
Tuy nhiên, triển vọng phía trước đang cho thấy sự ảm đạm, với dữ liệu kinh tế đáng ngạc nhiên của Mỹ trái ngược với những con số thất vọng từ Trung Quốc và phần lớn châu Âu, cũng như các thị trường đang tìm kiếm manh mối khi nào các ngân hàng trung ương lớn có thể bắt tay vào việc nới lỏng lãi suất.
Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận kinh tế vĩ mô toàn cầu của ING cho biết: “Câu chuyện tăng trưởng lạc quan này thực sự có một hệ quả lạc quan; áp lực lạm phát sẽ giảm bớt hơn nữa”. Ông cho biết, mặc dù điều này có thể không đủ để đưa lạm phát trở lại mục tiêu đối với nhiều ngân hàng trung ương, nhưng nó phải đủ thấp để chứng kiến mức tăng lãi suất chính sách đạt đỉnh.
Tại các nền kinh tế đang phát triển, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự chuyển hướng của chu kỳ lãi suất đã được xác lập rõ ràng ở một số khu vực. Ngân hàng Trung ương Brazil đã bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất với đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản mạnh mẽ hơn dự kiến. Nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh đã theo chân Chile vào tháng 7 và các nước nhỏ hơn như Costa Rica và Uruguay trong những tháng gần đây.
Trung Quốc là quốc gia thứ hai trong số 18 ngân hàng trung ương trong mẫu các nền kinh tế đang phát triển của Reuters hạ lãi suất trong tháng 8, trong đó 12 ngân hàng đã tổ chức cuộc họp ấn định lãi suất.
Tuy nhiên, các quốc gia đang phát triển khác có thể cần thêm thời gian để cắt giảm lãi suất, thay vào đó họ phải đối mặt với sự yếu kém của tiền tệ và lạm phát cao dai dẳng buộc các nhà hoạch định chính sách phải tăng thay vì cắt giảm lãi suất.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra mức tăng lãi suất 750 điểm cơ bản trong tháng 8, trong khi Nga tăng lãi suất thêm 350 điểm cơ bản và Thái Lan tăng thêm 25 điểm cơ bản.
Theo đó, số liệu tính đến thời điểm hiện tại của các thị trường mới nổi là 2.850 điểm cơ bản thắt chặt sau 27 lần tăng lãi suất - thấp hơn nhiều so với tốc độ và quy mô vào năm 2022, khi các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế đang phát triển đưa ra 7.425 điểm cơ bản trong 92 lần tăng lãi suất.
Về mặt nới lỏng, các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi đã thực hiện giảm lãi suất 220 điểm cơ bản kể từ đầu năm nay với 5 lần cắt giảm.
Các nhà phân tích dự đoán, với việc các ngân hàng trung ương lớn dự kiến sẽ duy trì chính sách hạn chế cho đến năm 2024, khả năng thực hiện chính sách nới lỏng của nhiều nền kinh tế đang phát triển có thể bị hạn chế.
Madhavi Bokil, Phó chủ tịch cấp cao về chiến lược và nghiên cứu tại Moody's cho biết: “Các ngân hàng trung ương lớn sẽ duy trì lập trường chính sách hạn chế cho đến năm 2024. Việc nới lỏng đáng kể của các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi khó có thể xảy ra khi các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế tiên tiến vẫn đang phải vật lộn với lạm phát tăng cao và sự không chắc chắn xung quanh triển vọng lãi suất của Mỹ”.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
ADB: Lãi suất cao hơn vẫn là nguy cơ đối với khách hàng vay ở Đông Á mới nổi
Chỉ số PMI giảm nhanh, châu Âu đối diện nguy cơ suy thoái
Chỉ số Ifo mới nhất làm tăng thêm những khó khăn kinh tế của Đức
Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam được xem là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý II/2023
Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt, Fed sẽ dừng tăng lãi suất?
Đức giảm hơn 30 tỷ euro thuế doanh nghiệp trong 4 năm để kích thích nền kinh tế
Doanh số bán lẻ của Hà Lan dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ
Biến số kinh tế Trung Quốc
PMI khu vực đồng Euro cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế đáng lo ngại
Nhật Bản giữ quan điểm "nền kinh tế đang phục hồi vừa phải"
Australia nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc
Nhà hoạch định chính sách BOJ báo hiệu điều chỉnh chính sách tiền tệ vào đầu năm tới
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến sự hỗn loạn
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...