Chỉ số PMI giảm nhanh, châu Âu đối diện nguy cơ suy thoái
Thứ tư, 13-9-2023AsemconnectVietnam - Đà suy giảm kinh doanh ở khu vực Eurozone trong tháng 8 tiếp tục chuyển biến nhanh hơn dự đoán khi ngành dịch vụ - bệ đỡ của khu vực trước nguy cơ suy thoái - đã bị thu hẹp.
Chỉ số nhà quản trị mua hàng hỗn hợp (PMI Composite) của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) do ngân hàng thương mại Đức Hamburg (HCOB) phối hợp với hãng dịch vụ tài chính Mỹ S&P Global tổng hợp, đã giảm còn 46,7 điểm trong tháng 8, từ mức 48,6 của tháng 7, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 11/2020.
Như vậy, chỉ số PMI Composite tháng 8 đánh dấu mức giảm liên tiếp ba tháng, đồng thời thấp hơn ước tính sơ bộ là 47,0 điểm.
Vốn được xem là "nhiệt kế" đo sức khỏe kinh tế của Eurozone, chỉ số PMI Composite sụt giảm nhanh đã làm dấy lên lo ngại nền kinh tế khu vực có thể rơi vào suy thoái.
Ông Cyrus de la Rubia, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Hamburg, cảnh báo: “Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã không rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm 2023, nhưng nửa cuối năm sẽ gặp thách thức lớn hơn”.
"Những con số đáng thất vọng đã góp phần khiến dự báo GDP 'bây giờ' của chúng tôi phải điều chỉnh giảm, hiện ở mức -0,1% trong quý III", ông Cyrus de la Rubia cho biết.
Đáng nói, chỉ số PMI trong ngành dịch vụ của Eurozone đã giảm từ 50,9 xuống 47,9 điểm trong tháng 8, thấp hơn ước tính ban đầu là 48,3. Nguyên nhân được xác định là do người tiêu dùng phải hạn chế chi tiêu trong bối cảnh lãi vay và chi phí sinh hoạt cùng tăng cao.
Chỉ số kinh doanh mới, thước đo nhu cầu của khu vực Eurozone, tiếp tục giảm xuống dưới mức hòa vốn còn 46,7 điểm, từ mức 48,2 và đây cũng mức thấp chưa từng thấy của chỉ số này kể từ đầu năm 2021.
Tuy nhiên, một cuộc khảo sát khác công bố tuần trước chỉ ra rằng sự suy thoái của ngành sản xuất chế tạo đã giảm bớt vào tháng 8, ám chỉ rằng điều tồi tệ nhất của nền kinh tế Eurozone khiến các nhà máy gặp khó khăn đối mặt, có thể đã đi qua .
Các công ty ở châu Âu không hy vọng nền kinh tế khu vực sẽ có chuyển biến tốt trong thời gian tới, bởi họ hầu như không tăng số lượng nhân viên trong tháng 8. Thậm chí, chỉ số việc làm hỗn hợp của khu vực này giảm từ 51,4 xuống còn 50,2 điểm.
"Các nhà tuyển dụng không quá quan tâm đến việc tăng cường đội ngũ của họ. Mọi thứ gần đây đang đi xuống, đó là dấu hiệu cho thấy họ sẽ tiến tới việc cắt giảm việc làm sớm hơn chứ không phải muộn hơn", ông Cyrus de la Rubia cảnh báo.
Trong khi đó, kết quả khảo sát hàng tháng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) chỉ ra rằng kỳ vọng lạm phát trong 12 tháng tới không chậm lại, duy trì ở mức 3,4%. Trong ba năm tới, lạm phát của khu vực này tăng từ 2,3% lên 2,4%.
Lạm phát được dự đoán vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong bối cảnh các quan chức tiền tệ của khu vực sẽ cân nhắc xem nên tăng hay giữ lãi suất vào tuần tới, theo Bloomberg,
Kết quả khảo sát là dữ liệu giá quan trọng cuối cùng trước khi Eurozone ra quyết định ngày 14/9 mà Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde cho biết sẽ gia hạn hoặc tạm dừng chiến dịch thắt chặt tiền tệ chưa từng có của ngân hàng này.
Một số nhà hoạch định chính sách châu Âu đang lo lắng về triển vọng của kinh tế Eurozone (gồm 20 quốc gia thành viên) khi lãi suất tăng. Bởi lẽ, kết quả cuộc thăm dò của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho thấy tâm lý của người tiêu dùng đã trở nên tiêu cực hơn và họ dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Eurozone sẽ giảm 0,7% trong 12 tháng tới, so với mức 0,6% trong tháng 6.
Những người tham gia khảo sát cũng dự đoán lãi suất thế chấp 12 tháng tới của khu vực sẽ tăng nhẹ từ 5% lên 5,1%.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
ADB: Lãi suất cao hơn vẫn là nguy cơ đối với khách hàng vay ở Đông Á mới nổi
Các ngân hàng trung ương lớn tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ
Chỉ số Ifo mới nhất làm tăng thêm những khó khăn kinh tế của Đức
Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam được xem là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Nền kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý II/2023
Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt, Fed sẽ dừng tăng lãi suất?
Đức giảm hơn 30 tỷ euro thuế doanh nghiệp trong 4 năm để kích thích nền kinh tế
Doanh số bán lẻ của Hà Lan dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ
Biến số kinh tế Trung Quốc
PMI khu vực đồng Euro cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế đáng lo ngại
Nhật Bản giữ quan điểm "nền kinh tế đang phục hồi vừa phải"
Australia nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc
Nhà hoạch định chính sách BOJ báo hiệu điều chỉnh chính sách tiền tệ vào đầu năm tới
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến sự hỗn loạn
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...