Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam được xem là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Thứ ba, 12-9-2023AsemconnectVietnam - S&P Global Insights cho biết, quỹ đạo kinh tế mạnh mẽ của Ấn Độ cùng với những dự báo lạc quan cho một số quốc gia Đông Nam Á sẽ là động lực quan trọng cho tăng trưởng toàn cầu.
Tại hội nghị năng lượng APEC hàng năm, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của S&P Global, Rajiv Biswas cho biết, châu Á-Thái Bình Dương là “động lực chính” cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu không chỉ trong ngắn hạn mà còn về lâu dài.
“Khi nhìn vào thập kỷ tới, chúng tôi thực sự kỳ vọng châu Á-Thái Bình Dương sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới”, ông cho biết và đồng thời lưu ý những điểm sáng chính bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
“Nền kinh tế Ấn Độ đang trên đà mở rộng mạnh mẽ và triển vọng rất thuận lợi ở Đông Nam Á - nơi chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng khá mạnh sẽ tiếp tục diễn ra ở một số nền kinh tế, đặc biệt là Indonesia, Philippines, Việt Nam sẽ nằm trong số những thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tới”, ông cho biết.
Tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam đạt 4,14% so với một năm trước, nhanh hơn mức tăng trưởng 3,28% trong quý đầu tnăm. Indonesia đã tăng trưởng 5,17% trong quý II so với cùng kỳ. Mặt khác, nền kinh tế Philippines tăng trưởng 4,3% trong quý II, thấp hơn kỳ vọng của Reuters về mức tăng 6%.
Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,8% trong quý II, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong một năm.
Ông Rajiv Biswas nhắc lại dự báo của S&P Global rằng, Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba vào năm 2030, với GDP của nước này dự kiến sẽ tăng từ 3.500 tỷ USD vào năm 2022 lên 7.300 tỷ USD vào năm 2030.
Theo dự đoán của S&P Global, tốc độ tăng trưởng của châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng từ 3,3% năm ngoái lên 4,2% trong năm nay.
“Trong thập kỷ tới, chúng tôi kỳ vọng rằng khoảng 55% tổng mức tăng GDP của thế giới sẽ đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, ông Rajiv Biswas cho biết.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ vẫn là động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu, chiếm 15% tăng trưởng của thế giới trong thập kỷ tới.
Ông Rajiv Biswas cho biết, Trung Quốc vẫn sẽ đóng vai trò then chốt trong câu chuyện tăng trưởng này và đóng góp vào khoảng 1/3 tổng mức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ông Biswas cũng lưu ý rằng sự phục hồi của Trung Quốc yếu hơn dự kiến và “đà tăng trưởng đang bị ảnh hưởng”.
Nhìn chung, S&P dự kiến tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 2,5% trong năm nay và năm tới.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
ADB: Lãi suất cao hơn vẫn là nguy cơ đối với khách hàng vay ở Đông Á mới nổi
Các ngân hàng trung ương lớn tạm dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ
Chỉ số PMI giảm nhanh, châu Âu đối diện nguy cơ suy thoái
Nền kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 0,1% trong quý II/2023
Thị trường lao động Mỹ hạ nhiệt, Fed sẽ dừng tăng lãi suất?
Đức giảm hơn 30 tỷ euro thuế doanh nghiệp trong 4 năm để kích thích nền kinh tế
Doanh số bán lẻ của Hà Lan dự kiến sẽ giảm lần đầu tiên sau một thập kỷ
Biến số kinh tế Trung Quốc
PMI khu vực đồng Euro cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế đáng lo ngại
Nhật Bản giữ quan điểm "nền kinh tế đang phục hồi vừa phải"
Australia nêu điều kiện bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc
Nhà hoạch định chính sách BOJ báo hiệu điều chỉnh chính sách tiền tệ vào đầu năm tới
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến sự hỗn loạn
Tình hình lạm phát các nước tháng 8/2023
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...