Xuất nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 8
Thứ sáu, 8-9-2023AsemconnectVietnam - Xuất khẩu giảm được cho là do sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc sau khi nhiều nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đối mặt với tình trạng lạm phát cao.
Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2023 tiếp tục sụt giảm do nhu cầu ở nước ngoài và trong nước đều suy yếu. Các dữ liệu này đã gây áp lực đối với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn của nước này.
Theo dữ liệu mà Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/9, xuất khẩu - vốn lâu nay được biết đến là động lực tăng trưởng quan trọng của Trung Quốc - đã giảm 8,8% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu đến các nước phương Tây trong tháng 8 đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ giảm 17,4% và sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 10,5%.
Xuất khẩu giảm được cho là do sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa của Trung Quốc sau khi nhiều nền kinh tế chủ chốt trên thế giới đối mặt với tình trạng lạm phát cao.
Thêm vào đó, nhiều nước châu Âu đối mặt với mối đe dọa suy thoái kinh tế. Còn ở trong nước, các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc đã không phục hồi mạnh mẽ như mong đợi sau khi nước này gỡ bỏ các biện pháp nghiêm ngặt nhằm phòng ngừa và kiểm soát dịch COVID-19. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản vốn đóng góp lớn cho nền kinh tế đất nước vẫn chưa hoàn toàn khởi sắc.
Trong khi đó, nhập khẩu trong tháng 8 giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu từ Hàn Quốc, chỉ số quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm 20%.
Điều này cho thấy sự cải thiện hơn so với mức giảm 27,5% ghi nhận trong tháng 7. Sự sụt giảm nhập khẩu là do sức mua ở trong nước suy giảm khi người tiêu dùng vẫn ngần ngại mua hàng mặc dù giá cả hàng hóa trong tháng 7 đã lần đầu tiên giảm trong vòng hơn 2 năm qua.
Sự sụt giảm của cả hai chỉ số xuất khẩu và nhập khẩu nói trên đều thấp hơn so với chỉ số của tháng 7 và thấp hơn mức giảm 9% mà các chuyên gia kinh tế dự đoán trước đó theo các cuộc thăm dò của hãng tin Bloomberg.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn đạt mức thặng dư thương mại trong tháng 8 là 68,36 tỷ USD. Con số này thấp hơn mức dự đoán 73,80 tỷ USD và mức thặng dư thương mại của tháng 7 là 80,6 tỷ USD.
Gần đây, Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, chẳng hạn cắt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ người mua nhà, nhằm vực dậy thị trường bất động sản của nước này./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Nhật Bản: Giá xăng tăng 16 tuần liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới
TSMC: Tình trạng thiếu chip AI sẽ giảm bớt vào cuối năm 2024
Mỹ áp lệnh cấm khai thác mới dầu khí tại nhiều khu vực ở Alaska
Ấn Độ vẫn là khách hàng mua dầu Urals hàng đầu của Nga mặc dù giá tăng
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 7/9: Giá gas tăng nhẹ do tồn kho dự trữ giảm
Dự báo sản lượng ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine trong năm 2023 tăng lên 80,5 triệu tấn
Ấn Độ vẫn là khách hàng mua dầu Urals hàng đầu của Nga mặc dù giá tăng
G7 vẫn tiếp tục áp giá trần cũ đối với các sản phẩm dầu thô của Nga
Saudi Arabia tự nguyện gia hạn cắt giảm sản lượng dầu đến hết năm 2023
Châu Âu đề xuất kế hoạch dài hạn cho chính sách mua chung khí đốt
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 6/9: Giá vàng đi xuống
Nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ trong tháng 7
Sản lượng và xuất khẩu đường của Brazil dự kiến đạt mức cao kỷ lục
Sản lượng thép thô của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7 tăng gần 8%
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...