G7 vẫn tiếp tục áp giá trần cũ đối với các sản phẩm dầu thô của Nga
Thứ năm, 7-9-2023AsemconnectVietnam - G7 chưa có kế hoạch xem xét điều chỉnh kế hoạch áp trần giá đối với dầu của Nga, hiện áp ở mức 45 USD/thùng với nhiên liệu nặng và 100 USD/thùng với nhiên liệu nhẹ, trong khi giá dầu đang tăng cao.
Các nguồn thạo tin cho hay Nhóm bảy Quốc gia Công nghiệp Phát triển hàng đầu Thế giới (G7) cùng đồng minh chưa thực hiện các cuộc đánh giá lại kế hoạch áp trần giá đối với dầu của Nga giữa bối cảnh giá dầu thô thế giới tăng cao.
G7 cùng Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã áp đặt cơ chế trần giá 60 USD/thùng đối với dầu của Nga vào tháng 12 năm ngoái.
Sau đó sang tháng Hai năm nay, nhóm tiếp tục áp trần giá 45 USD/thùng đối với nhiên liệu nặng và 100 USD/thùng với nhiên liệu nhẹ như xăng và dầu diesel của Nga.
Ý tưởng này được Mỹ khởi xướng nhằm cắt giảm nguồn thu của Nga sau khi xảy ra xung đột với Ukraine, đồng thời tránh những gián đoạn thị trường do lệnh cấm của EU áp lên dầu mỏ của Nga.
Ban đầu, các nước EU đồng ý xem xét lại mức trần giá hai tháng một lần và điều chỉnh nếu cần thiết, trong khi phía G7 sẽ xem xét “khi phù hợp” bao gồm cả việc thực hiện và tuân thủ kế hoạch.
Tuy nhiên, G7 đã không xem xét mức trần giá đó kể từ tháng 3/2023. Bốn nguồn tin quen thuộc với các chính sách của G7 cho biết nhóm này hiện chưa có kế hoạch xem xét điều chỉnh kế hoạch này ngay lập tức.
Một nguồn tin ngoại giao cũng cho hay các bên đã có một số trao đổi hồi tháng Sáu hoặc tháng Bảy để xem xét lại hoặc ít nhất bàn về vấn đề này. Nhưng quá trình đó chưa chính thức diễn ra.
Các nguồn tin cũng nhận định trong khi một số nước EU muốn xem xét lại kế hoạch áp trần giá nêu trên, phía Mỹ và các thành viên G7 lại không muốn thay đổi.
Hiện giá dầu Brent giao dịch quanh mức cao nhất tính từ đầu năm nay là trên 90 USD/thùng. Diễn biến đó đã giúp nâng giá cho dầu thô toàn cầu, bao gồm cả dầu Urals của Nga.
Bộ Tài chính Nga cho biết giá trung bình của dầu thô Urals đã phục hồi lên mức khoảng 74 USD/thùng trong tháng 8/2023, cao hơn nhiều so với mức trần 60 USD/thùng, và tăng từ mức trung bình 56 USD/thùng ghi nhận trong sáu tháng đầu năm.
Còn theo dữ liệu của công ty theo dõi thị trường LSEG, dầu thô của Nga đã được giao dịch trên mức trần kể từ giữa tháng Bảy và đang giao dịch trong khoảng 67 USD/thùng.
Các sản phẩm tinh chế của Nga như dầu đốt lò và dầu diesel cũng đã vượt mức giá giới hạn.
Nga từng phải cắt giảm xuất khẩu dầu và các sản phẩm ngay sau khi cơ chế trần giá của G7 có hiệu lực, một phần do nước này khó tìm được đủ tàu để vận chuyển toàn bộ lượng xuất đi của mình./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Saudi Arabia tự nguyện gia hạn cắt giảm sản lượng dầu đến hết năm 2023
Châu Âu đề xuất kế hoạch dài hạn cho chính sách mua chung khí đốt
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 6/9: Giá vàng đi xuống
Nguồn cung gạo toàn cầu thắt chặt sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ trong tháng 7
Sản lượng và xuất khẩu đường của Brazil dự kiến đạt mức cao kỷ lục
Sản lượng thép thô của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 7 tăng gần 8%
Nga lạc quan về việc tiếp cận thị trường năng lượng ASEAN
Giá dầu thô thế giới lên mức cao nhất trong vòng 10 tháng qua
Nga gia hạn việc tự nguyện giảm lượng dầu xuất khẩu đến cuối năm
Nga chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu lúa mỳ của thế giới
Áo thừa nhận cần khí đốt của Nga để đảm bảo an ninh năng lượng
Châu Âu được mùa lúa nhưng giá gạo thế giới vẫn ở mức cao
Giá thép xây dựng của Trung Quốc ổn định trong tháng 9
Giá thép của Trung Quốc phục hồi trong tháng 9
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...