Trung Quốc cân nhắc nới lỏng quy định mua nhà nhằm thúc đẩy nền kinh tế
Thứ ba, 29-8-2023AsemconnectVietnam - Trung Quốc ngày 25/8 đã công bố sẽ cân nhắc nới lỏng hơn nữa các chính sách về nhà ở nhằm ngăn chặn sự sụt giảm trên thị trường bất động sản và phục hồi nền kinh tế.
Tân Hoa Xã đưa tin ngày 25/8 rằng, chính quyền Bắc Kinh đang cân nhắc việc loại bỏ quy định những người đã từng thế chấp tiền để mua nhà (nhưng đã được hoàn trả đầy đủ tiền thế chấp) thì sẽ không được coi là người mua nhà lần đầu ở các thành phố lớn. Chính quyền Bắc Kinh có thể cần nhiều thời gian để cân nhắc có nên áp dụng chính sách này hay không.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang gặp khó khăn và rủi ro đang lan rộng sang hệ thống tài chính trị giá 60.000 tỷ USD của nước này. Các chính sách hiện hành của Trung Quốc đã không thể duy trì sự phục hồi của thị trường bất động sản khi giá cả bất động sản sụt giảm trên toàn quốc, khiến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% của chính phủ Trung Quốc trong năm nay gặp nhiều khó khăn.
Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại Jones Lang LaSalle Inc., cho biết: “Việc cân nhắc chính sách này chắc chắn là dấu hiệu tích cực và sẽ hỗ trợ nhu cầu nhà ở. Nhưng xét về tác động của nó đối với thị trường bất động sản, chúng tôi sẽ cần thêm thời gian”.
Country Garden Holdings Co, một nhà phát triển bất động sản từng là trụ cột của ngành này hiện cũng đang trên bờ vực vỡ nợ. Điều này cho thấy không có công ty nào quá lớn để có thể sụp đổ. Tập đoàn này đã 2 lần không thể trả các khoản nợ đáo hạn. Theo ước tính, nợ của Country Garden tính đến cuối 2022 là 150 tỷ euro, còn theo Boomberg con số này có thể lên đến 176 tỷ euro.
Hay như mới đây ngày 17/8, tập đoàn kinh doanh bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande cũng đã nộp đơn làm thủ tục phá sản tại Mỹ. Một biện pháp nhằm bảo vệ tài sản của hãng tại Mỹ trong thời gian tìm kiếm một thỏa thuận để tái cơ cấu nợ. Hiện nhiều nhà phát triển bất động sản tại Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, giá nhà tại nhiều nơi đang sụt giảm.
Theo ước tính, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang cần xoay sở khoảng 62.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8.500 tỷ USD) để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.
Với quy định hiện nay, tại ít nhất 10 thành phố lớn nhất, những người mua nhà có hồ sơ vay thế chấp nhưng kể cả không sở hữu tài sản vẫn phải chịu những yêu cầu như người mua nhà lần thứ hai, ví dụ như cần trả trước cao hơn và giới hạn vay hạn chế hơn những người chưa sở hữu nhà. Điều đó đã làm giảm nhu cầu mua nhà của những người thuộc nhóm đối tượng này.
Đối với giá nhà, số liệu thống kê chính thức cho thấy mức giảm bất động sản hàng tháng đều đặn dưới 1%, nhưng báo cáo thực tế từ các đại lý môi giới bất động sản cho thấy mức giảm giá của thị trường này ở mức từ 15% trở lên ở một số khu vực trong hai năm qua. Giá nhà trượt dốc đang làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Nền kinh tế toàn cầu đang hướng đến sự hỗn loạn
Nền kinh tế Eurozone tiếp tục giảm tốc trong tháng 8
Động lực thực sự của lạm phát cơ bản trong khu vực Eurozone
Lạm phát tại Cộng hòa Séc trên đà đạt mục tiêu 2%
Người tiêu dùng Châu Âu cho rằng lạm phát vẫn tiếp diễn
Lạm phát dịch vụ của Anh tăng
Các nhà kinh tế nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ
Indonesia: Thặng dư thương mại tiếp tục thu hẹp
Lạm phát của Canada tăng mạnh trong tháng 7/2023
GDP quý 2/2023 của Nhật Bản vượt dự báo khi xuất khẩu tăng mạnh
Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023
PMI Ba Lan giảm trong tháng 7 do số lượng đơn đặt hàng mới giảm
Chuỗi cung ứng xe điện toàn cầu nỗ lực đáp ứng nhu cầu gia tăng
Lạm phát tháng 7 của Mỹ tăng thấp hơn dự báo