Thúc đẩy triển khai thỏa thuận Việt Nam-Mỹ về kiểm soát khai thác gỗ
Thứ tư, 23-8-2023AsemconnectVietnam - Việt Nam luôn cố gắng ở mức cao nhất để thực hiện thỏa thuận và cam kết hướng đến phát triển ngành lâm nghiệp minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.
Trong hai ngày 22-23/8, cuộc họp của Nhóm công tác chung về Gỗ giữa Việt Nam và Mỹ đã diễn ra tại thủ đô Washington của Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nguyễn Quốc Trị và bà Kelly Milton - Trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) phụ trách lĩnh vực môi trường và tài nguyên - đồng chủ trì.
Tham dự cuộc họp còn có đại diện các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Cơ quan Thương vụ và Phòng Kinh tế thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Nhóm công tác chung về gỗ được thành lập để triển khai Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Tại cuộc họp, đoàn Việt Nam đã cập nhật tiến độ thực hiện thỏa thuận trên, trao đổi chi tiết về việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận của Việt Nam, rà soát và loại bỏ các ưu đãi tài chính đối với ngành chế biến gỗ, tăng cường kiểm soát và kiểm tra hải quan đối với các lô gỗ nhập khẩu, tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu để kiểm soát nguồn gốc gỗ, sửa đổi các văn bản pháp luật để sửa đổi hệ thống phân loại doanh nghiệp, bổ sung các tiêu chí xác định vùng địa lý tích cực, kiểm soát để gỗ tịch thu không đi vào chuỗi cung ứng.
Đoàn cũng nhấn mạnh Việt Nam luôn cố gắng ở mức cao nhất để thực hiện thỏa thuận và cam kết hướng đến phát triển ngành lâm nghiệp minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam kiên định thực hiện theo nguyên tắc “phát triển bền vững.”
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các cam kết mạnh mẽ, chung tay trong các nỗ lực quốc tế để bảo vệ môi trường và Hành tinh Xanh.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam cam kết giảm phát thải khí methane 30% vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 2020, đồng thời hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Ngành lâm nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cam kết này.
Phía Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong việc nghiêm túc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan thẩm quyền, hướng tới bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh dọc và kiểm soát khai thác gỗ bất hợp pháp./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thuc-day-trien-khai-thoa-thuan-viet-nammy-ve-kiem-soat-khai-thac-go/890642.vnp
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Nguyễn Quốc Trị và bà Kelly Milton - Trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) phụ trách lĩnh vực môi trường và tài nguyên - đồng chủ trì.
Tham dự cuộc họp còn có đại diện các đơn vị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Cơ quan Thương vụ và Phòng Kinh tế thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Nhóm công tác chung về gỗ được thành lập để triển khai Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Mỹ về kiểm soát khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp.
Tại cuộc họp, đoàn Việt Nam đã cập nhật tiến độ thực hiện thỏa thuận trên, trao đổi chi tiết về việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận của Việt Nam, rà soát và loại bỏ các ưu đãi tài chính đối với ngành chế biến gỗ, tăng cường kiểm soát và kiểm tra hải quan đối với các lô gỗ nhập khẩu, tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu để kiểm soát nguồn gốc gỗ, sửa đổi các văn bản pháp luật để sửa đổi hệ thống phân loại doanh nghiệp, bổ sung các tiêu chí xác định vùng địa lý tích cực, kiểm soát để gỗ tịch thu không đi vào chuỗi cung ứng.
Đoàn cũng nhấn mạnh Việt Nam luôn cố gắng ở mức cao nhất để thực hiện thỏa thuận và cam kết hướng đến phát triển ngành lâm nghiệp minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam kiên định thực hiện theo nguyên tắc “phát triển bền vững.”
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có các cam kết mạnh mẽ, chung tay trong các nỗ lực quốc tế để bảo vệ môi trường và Hành tinh Xanh.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Chính phủ Việt Nam cam kết giảm phát thải khí methane 30% vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 2020, đồng thời hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.
Ngành lâm nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các cam kết này.
Phía Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong việc nghiêm túc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan thẩm quyền, hướng tới bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh dọc và kiểm soát khai thác gỗ bất hợp pháp./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/thuc-day-trien-khai-thoa-thuan-viet-nammy-ve-kiem-soat-khai-thac-go/890642.vnp
Việt Nam dự Hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các đối tác
Thông qua Kế hoạch hành động Quan hệ Đối tác kinh tế ASEAN-Nhật Bản
Việt Nam-Canada thúc đẩy hợp tác phát triển năng lượng sạch
ASEAN thúc đẩy hợp tác kinh tế với Australia và New Zealand
Chuyên gia Đức đánh giá tích cực hiệu quả sau ba năm thực hiện EVFTA
Quan hệ thương mại ASEAN-Australia bước sang trang mới
Các nước ASEAN và Anh thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại
Hội nghị Tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN-Hong Kong lần thứ 7
Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá polypropylene copolymer
Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các FTA nâng cao vị thế thương hiệu
ITCPE - VIETNAM TEXPRINT 2023: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, hoàn thiện quản lý và chuỗi cung ứng Dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế
WTO: Trung Quốc áp đặt thuế bổ sung với một số hàng nhập khẩu của Mỹ
Hợp tác thương mại Việt Nam-Israel sắp sang một giai đoạn mới
Australia không áp thuế chống bán phá giá Amoni nitrat từ Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...