Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá polypropylene copolymer
Thứ sáu, 18-8-2023AsemconnectVietnam - Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia trong suốt quá trình vụ việc.
Cục Phòng vệ Thương mại thuộc Bộ Công Thương cho biết mới nhận được thông tin về việc Ủy ban Chống bán phá giá Indonesia (KADI) khởi xướng vụ việc điều tra chống bán phá giá với sản phẩm polypropylene copolymer có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc, Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Malaysia, Singapore và Việt Nam.
Cụ thể, hàng hóa bị điều tra là polypropylene copolymer được phân loại theo mã HS 3902.30.90, bên yêu cầu điều tra là PT Chandra Asri Petrochemical Tbk.
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, KADI sẽ ban hành bản câu hỏi điều tra, cung cấp hồ sơ yêu cầu (bản công khai) và tạo cơ hội cho doanh nghiệp đã trình diện nộp các thông tin, bản trả lời câu hỏi hoặc đề nghị tham vấn. Các bên liên quan chưa trình diện có thể nộp thông báo tham gia vụ việc trong vòng 14 ngày kể từ ngày ban hành thông báo (muộn nhất vào ngày 27/8/2023 theo giờ Indonesia).
Cục Phòng vệ Thương mại nhấn mạnh việc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu polypropylene copolymer của Việt Nam, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu sang Indonesia.
Vì vậy, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với KADI trong suốt quá trình vụ việc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung thông báo và thực hiện đúng các yêu cầu của KADI về thời hạn, thể thức, nội dung cung cấp thông tin, tài liệu. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Cục Phòng vệ Thương mại để được hỗ trợ kịp thời.
Polypropylene copolymer là vật liệu nhiệt dẻo sở hữu nhiều đặc tính cho phép và được sử dụng trong nhiều ứng dụng có thể tìm thấy trong bao bì, đồ gia dụng, phụ tùng ôtô, sản xuất dệt may và dụng cụ y tế. Khả năng kháng hóa chất và độ ẩm của polypropylene copolymer đã dẫn đến việc được sử dụng thường xuyên trong sản xuất hộp đựng thực phẩm, chai nước giải khát...
Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may còn sử dụng polypropylene copolymer để tạo ra vải không dệt cho đồ bảo hộ và bộ lọc. Do khả năng tương thích sinh học và khử trùng nên hoạt chất này còn thường được sử dụng trong thiết bị y tế như túi IV và ống tiêm./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-bi-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-polypropylene-copolymer/889677.vnp
Cụ thể, hàng hóa bị điều tra là polypropylene copolymer được phân loại theo mã HS 3902.30.90, bên yêu cầu điều tra là PT Chandra Asri Petrochemical Tbk.
Theo Cục Phòng vệ Thương mại, KADI sẽ ban hành bản câu hỏi điều tra, cung cấp hồ sơ yêu cầu (bản công khai) và tạo cơ hội cho doanh nghiệp đã trình diện nộp các thông tin, bản trả lời câu hỏi hoặc đề nghị tham vấn. Các bên liên quan chưa trình diện có thể nộp thông báo tham gia vụ việc trong vòng 14 ngày kể từ ngày ban hành thông báo (muộn nhất vào ngày 27/8/2023 theo giờ Indonesia).
Cục Phòng vệ Thương mại nhấn mạnh việc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu có) sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu polypropylene copolymer của Việt Nam, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu sang Indonesia.
Vì vậy, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động đăng ký tham gia, hợp tác đầy đủ, toàn diện với KADI trong suốt quá trình vụ việc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nội dung thông báo và thực hiện đúng các yêu cầu của KADI về thời hạn, thể thức, nội dung cung cấp thông tin, tài liệu. Đồng thời, thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin cho Cục Phòng vệ Thương mại để được hỗ trợ kịp thời.
Polypropylene copolymer là vật liệu nhiệt dẻo sở hữu nhiều đặc tính cho phép và được sử dụng trong nhiều ứng dụng có thể tìm thấy trong bao bì, đồ gia dụng, phụ tùng ôtô, sản xuất dệt may và dụng cụ y tế. Khả năng kháng hóa chất và độ ẩm của polypropylene copolymer đã dẫn đến việc được sử dụng thường xuyên trong sản xuất hộp đựng thực phẩm, chai nước giải khát...
Ngoài ra, ngành công nghiệp dệt may còn sử dụng polypropylene copolymer để tạo ra vải không dệt cho đồ bảo hộ và bộ lọc. Do khả năng tương thích sinh học và khử trùng nên hoạt chất này còn thường được sử dụng trong thiết bị y tế như túi IV và ống tiêm./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/viet-nam-bi-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-polypropylene-copolymer/889677.vnp
ITCPE - VIETNAM TEXPRINT 2023: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, hoàn thiện quản lý và chuỗi cung ứng Dệt may theo tiêu chuẩn quốc tế
WTO: Trung Quốc áp đặt thuế bổ sung với một số hàng nhập khẩu của Mỹ
Hợp tác thương mại Việt Nam-Israel sắp sang một giai đoạn mới
Australia không áp thuế chống bán phá giá Amoni nitrat từ Việt Nam
Nhìn lại hành trình 3 năm hàng Việt Nam vào Pháp bằng EVFTA
3 năm EVFTA: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các nước Bắc Âu
Hoa Kỳ: Ống thép từ Việt Nam không lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
Hội nghị bộ trưởng nông nghiệp BRICS tập trung vào an ninh lương thực
Thúc đẩy mô hình hợp tác địa phương giữa Việt Nam và Malaysia
Tận dụng hiệp định EVFTA: Hàng hóa Việt Nam gia tăng thị phần vào EU
Việt Nam-Ấn Độ thảo luận biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Indonesia
Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp
ASEAN, Nhật Bản bước vào kỷ nguyên mới về hợp tác phát triển bền vững
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...