Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón tháng 7 và 7 tháng năm 2023
Thứ ba, 22-8-2023AsemconnectVietnam - 7 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu 942.576 tấn phân bón các loại, tương đương 391,05 triệu USD, giá trung bình 414,9 USD/tấn.
Trong khi đó, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 2,01 triệu tấn, trị giá trên 674,81 triệu USD, giá trung bình đạt 336,3 USD/tấn
Tình hình xuất khẩu phân bón của cả nước tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm 2023 cả nước xuất khẩu 942.576 tấn phân bón các loại, tương đương 391,05 triệu USD, giá trung bình 414,9 USD/tấn, giảm 15% về khối lượng, giảm 45,8% về kim ngạch và giảm 36,2% về giá so với cùng kỳ năm 2022.
Riêng tháng 7/2023 xuất khẩu 141.006 tấn phân bón các loại đạt 54,66 triệu USD, giá 387,6 USD/tấn, tăng 30,6% về khối lượng, tăng 17% kim ngạch nhưng giảm 10,4% về giá so với tháng 6/2023; So với tháng 7/2022 thì cũng tăng 25,5% về lượng, nhưng giảm 27,2% kim ngạch và giảm 42% về giá.
Các thị trường xuất khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023
Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm trên 36% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 341.219 tấn, tương đương 142,59 triệu USD, giá trung bình 417,9 USD/tấn, tăng 15,2% về lượng nhưng giảm 10,9% kim ngạch và giá giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng tháng 7/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 49.733 tấn, tương đương 19,69 triệu USD, giá trung bình 395,9 USD/tấn, giảm 21,2% về lượng và giảm 27,2% kim ngạch, giá giảm 7,6% so với tháng 6/2023.
Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Malaysia đạt 56.824 tấn, tương đương 18,45 triệu USD, giá trung bình 324,6 USD/tấn, giảm 38% về lượng, giảm 59,2% kim ngạch và giảm 34,2% về giá, chiếm 6% trong tổng khối lượng và chiếm 4,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 48.484 tấn, tương đương 17,93 triệu USD, giá trung bình 369,9 USD/tấn, giảm mạnh 41,2% về lượng, giảm 71% kim ngạch và giá giảm 50,8%, chiếm 5,1% trong tổng khối lượng và chiếm 4,6% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 541.390 tấn, tương đương 223 triệu USD, giảm 16,2% về lượng, giảm 42,5% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 60.508 tấn, tương đương 20,13 triệu USD, giảm 42,9% về lượng, giảm 63,2% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 489.222 tấn, tương đương 203,38 triệu USD, giảm 11% về lượng, giảm 35,7% kim ngạch.
Tình hình nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2023 cả nước nhập khẩu 306.179 tấn phân bón, tương đương 86,43 triệu USD, giá trung bình 282,3 USD/tấn, giảm 26,2% về lượng, giảm 34,2% kim ngạch và giảm 10,7% về giá so với tháng 6/2023. So với tháng 7/2022 thì tăng mạnh 81,5% về lượng, tăng 29,5% kim ngạch nhưng giảm 28,7% về giá.
Trong tháng 7/2023 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc sụt giảm 12,9% về lượng, giảm 22,2% kim ngạch và giảm 10,6% về giá so với tháng 6/2023, đạt 193.361 tấn, tương đương 50,34 triệu USD, giá 260,3 USD/tấn; So với tháng 7/2022 thì tăng 79,6% về lượng, tăng 19,5% kim ngạch nhưng giảm 33,5% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Lào tháng 7/2023 tăng 48,2% về lượng, tăng 15,9% kim ngạch nhưng giảm 21,8% về giá so với tháng 6/2023, đạt 33.311 tấn, tương đương trên 10,15 triệu USD, giá 304,8 USD/tấn; so với tháng 7/2022 thì tăng mạnh 761,2% về lượng, tăng 273,3% kim ngạch nhưng giảm mạnh 56,7% về giá.
Tính chung trong 7 tháng năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 2,01 triệu tấn, trị giá trên 674,81 triệu USD, giá trung bình đạt 336,3 USD/tấn, tăng 2,8% về khối lượng, nhưng giảm 26,3% về kim ngach và giảm 28,3% về giá so với 7 tháng năm 2022.
Các thị trường nhập khẩu phân bón chủ yếu của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023
Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 52,2% trong tổng lượng và chiếm 48% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 1,05 triệu tấn, tương đương 324,17 triệu USD, giá trung bình 309,6 USD/tấn, tăng 10,6% về lượng, nhưng giảm 16,5% về kim ngạch và giảm 24,5% về giá so với 7 tháng năm 2022.
Tiếp đến thị trường Lào đứng thứ 2, chiếm 7% trong tổng lượng và chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch, với 140.647 tấn, tương đương 52,76 triệu USD, giá trung bình 375,1 USD/tấn, tăng 67,8% về lượng, tăng 8,6% về kim ngạch nhưng giảm 35,3% về giá so với 7 tháng năm 2022.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 268.701 tấn, tương đương 102,26 triệu USD, tăng 70,5% về lượng, tăng 4,1% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 13,4% trong tổng lượng và chiếm 15,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 1,58 triệu tấn, tương đương 485,04 triệu USD, tăng 11,9% về lượng, giảm 15,9% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 78,8% trong tổng lượng và chiếm 71,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 228.908 tấn, tương đương 34,94 triệu USD, giảm 24,9% về lượng, giảm 63,9% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 11,4% trong tổng lượng và chiếm 5,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
CK
Nguồn: VITIC/congthuong.vn
Xuất khẩu hạt điều dự báo tăng trưởng mạnh trong các tháng tới
CPI và doanh số bán lẻ của Việt Nam tháng 7/2023
Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam
Xuất khẩu cà phê sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
7 tháng năm 2023, xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc tăng 665% so với cùng kỳ năm 2022
Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản
Điểm tên 5 thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới
Thị trường nào mua nhiều rau quả nhất của Việt Nam?
Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023: cơ hội và dự báo
Dự báo năm 2023, xuất khẩu thủy sản sẽ thu về khoảng trên 9 tỷ USD
Xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch thương mại Việt Nam 7 tháng đầu năm 2023
Tăng trưởng GDP những tháng đầu năm và dự báo năm 2023
Sau nhiều lần phải “giải cứu”, xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 5 tỷ USD năm 2023