Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng APEC lần thứ 13
Thứ sáu, 18-8-2023AsemconnectVietnam - Trong hai ngày 15-16 tháng 8 năm 2023, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng APEC lần thứ 13 (EMM 13) diễn ra dưới sự chủ trì của Bà Jennifer Granholm, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ.
EMM 13 là Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng APEC đầu tiên sau 08 năm gián đoạn (kể từ năm 2015, Phi-líp-pin), vì vậy Hội nghị EMM 13 được coi là cơ hội đặc biệt để các nền kinh tế APEC thảo luận về các vấn đề và thách thức chính mà ngành năng lượng khu vực đang phải đối mặt, cũng như những tiến bộ đạt được trong việc hướng tới hoàn thành các mục tiêu của APEC về tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Đây cũng là lần đầu tiên một Hội nghị cấp Bộ trưởng được tổ chức theo hình thức Đối thoại Công – Tư. Tại từng phiên thảo luận, các Bộ trưởng sẽ lắng nghe phát biểu đóng góp và những kiến nghị từ các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân với đại diện là các Tập đoàn toàn cầu và công ty đa quốc gia như Microsoft, Hanwah Qcells, KOGAS, Group14 v.v… Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng APEC tập trung thảo luận 03 nội dung: khử các-bon ngành điện, thúc đẩy giảm phát thải khí mê-tan và hỗ trợ Chuyển đổi năng lượng công bằng (JET).
Về khử các-bon ngành điện, khu vực APEC tiếp tục theo đuổi mục tiêu chung là tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp vào năm 2030 so với mức của năm 2010. Theo dự báo của Trung tâm Năng lượng Châu Á – Thái Bình Dương (APERC), APEC sẽ đạt được mục tiêu này trước hạn 04 năm, vào năm 2026. Điều này cho thấy các nền kinh tế APEC đang trên đà tăng tốc đáng kể việc triển khai năng lượng tái tạo, góp phần quan trọng vào quá trình khử các-bon ngành điện của toàn khối. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, cơ cấu nguồn điện và nguồn tài nguyên mà mỗi nền kinh tế sẽ có các chính sách, công nghệ khác nhau. Tại phiên thảo luận này, In-đô-xi-a, Niu Di-lân, Hồng Công, Bru-nây, Xinh-ga-po và Trung Quốc chia sẻ thông tin về việc triển khai một số giải pháp và công nghệ được triển khử các-bon ngành điện như: Tăng tỷ trọng điện sạch (không phát thải các-bon) như điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, điện từ địa nhiệt, điện hạt nhân…; Giảm tỷ trọng điện sản xuất từ năng lượng hóa thạch như than, dầu và khí thiên nhiên; Áp dụng các công nghệ mới để khử các-bon trong các nhà máy nhiệt điện như công nghệ đồng đốt với hy-đrô-gen hoặc a-mô-ni-ắc, công nghệ thu hồi và lưu trữ các-bon (CCS). Về phần mình, chủ nhà Hoa Kỳ khẳng định cam kết quốc gia về khử các-bon hoàn toàn ngành điện vào năm 2035 và đề xuất APEC xem xét, xây dựng các mục tiêu năng lượng mới cho khu vực trong thời gian tới.
Về thúc đẩy giảm phát thải khí mê-tan, đến nay, 15 nền kinh tế APEC đã tham gia Cam kết Giảm phát thải khí Mê-tan toàn cầu (Global Methane Pledge), sáng kiến được khởi xướng tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP 26) năm 2021, Glasgow, Vương quốc Anh. Theo đó, các thành viên tham gia đã cam kết giảm ít nhất 30% lượng khí mê tan vào năm 2030 so với mức của năm 2020. Ngoài ra, một số thành viên APEC đã tự nguyện tăng tỷ lệ giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) theo thỏa thuận Pa-ri. Các Bộ trưởng cùng chung nhận định, các nền kinh tế APEC đã và đang rất tích cực trong công tác giảm phát thải khí mê-tan.
Về thúc đẩy JET, các nền kinh tế APEC đã có nhiều hành động và chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi công bằng như thông qua đối thoại xã hội với sự tham gia của các bên liên quan; thiết lập các thể chế, đảm bảo công bằng và bao trùm xã hội; và tạo lập quan hệ đối tác cấp cao và cam kết giữa các Chính phủ, tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ. Nhằm hiện thực hóa Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo APEC năm 2022, các Bộ trưởng đã nhất trí thông qua Bộ Nguyên tắc Chuyển đổi năng lượng công bằng không ràng buộc cho hợp tác APEC. Bộ Nguyên tắc này gồm 07 nguyên tắc: (i) Tính đến các ưu tiên tăng trưởng kinh tế được xác định trong nước; (ii) Theo đuổi các kết quả tích cực về môi trường, xã hội và kinh tế; (iii) Mang lại lợi ích công bằng được xác định trong nước; (iv) Hỗ trợ hòa nhập và bình đẳng giới; (v) Tạo ra các công ty, tổ chức và cộng đồng kiên cường; (vi) Hỗ trợ việc làm bền vững và phát triển lực lượng lao động và; (vii) Thúc đẩy cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Theo Chương trình Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã có bài phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể và Đối thoại về thúc đẩy JET. Tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tái khẳng định quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, thân thiện và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế được tiếp cận các nguồn lực và cơ hội đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tại phiên Đối thoại, thông báo đến các Bộ trưởng, Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG) đã chính thức thông qua Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) vào tháng 12 năm 2022.
Việt Nam đề xuất, trong thời gian tới, APEC cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, đầu tư và hỗ trợ tài chính, nâng cao năng lực, nhất là cho các nền kinh tế đang phát triển, bảo đảm chuyển đổi năng lượng công bằng, tăng trưởng xanh, bền vững và bao trùm, đóng góp tích cực vào các nỗ lực toàn cầu trong giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu. Là một thành viên tích cực của Diễn đàn APEC, Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các thành viên APEC trong triển khai các hoạt động, chương trình hợp tác, xây dựng và nâng cao năng lực về năng lượng.
Hội nghị kết thúc chiều 16 tháng 8 năm 2023 (giờ địa phương) với Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị.
Nguồn: moit.gov.vn
Thứ trưởng Phan Thị Thắng tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Iran
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu Đoàn công tác của Chính phủ tiếp tục đôn đốc, làm việc với tỉnh Bắc Giang
Thứ trưởng Phan Thị Thắng tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Iran
Hội nghị đối thoại giữa Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương và lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ
Tổng hợp các hoạt động nổi bật của Lãnh đạo Bộ và Bộ Công Thương tuần từ 7/8/2023 đến 13/8/2023
Kỳ họp thứ 5 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam – Ấn Độ
Thứ trưởng Phan Thị Thắng làm việc và chủ trì các hoạt động bên lề Kỳ họp lần thứ 5 Tiểu ban Thương mại hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự các hoạt động tại Indonesia
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm việc với Đoàn Nghị sỹ Hạ viện Hoa Kỳ
Thị trường Halal Singapore và kết nối giao thương
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại
ECOWAS cấm vận kinh tế Niger và những lưu ý với doanh nghiệp Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Diễn đàn chính sách, pháp luật thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Indonesia
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...