Tận dụng hiệp định EVFTA: Hàng hóa Việt Nam gia tăng thị phần vào EU
Thứ tư, 9-8-2023AsemconnectVietnam - Mặc du đại dịch COVID-19 làm giảm thương mại chung toàn cầu và EU nhưng hiện Việt Nam là nước có thị phần lớn nhất so với các nước ASEAN khác xuất khẩu vào thị trường này.
Sau 3 năm Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-châu Âu (gọi tắt là EVFTA) có hiệu lực, mặc dù bị tác động không nhỏ bởi đại dịch COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine và sự suy giảm kinh tế toàn cầu, song Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đều đạt được các kết quả rất tích cực ở cả góc độ thương mại và đầu tư.
Để hiểu rõ hơn, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) đã có một số chia sẻ với phóng viên về các kết quả sau 3 năm thực thi EVFTA và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, khi bước sang năm thứ 4 thực thi hiệp định này.
Bước nhảy vọt về thương mại
- Thưa ông, dưới góc độ đơn vị trực tiếp tham gia đàm phán, ông nhìn nhận như thế nào về các kết quả đạt được của cả 2 bên sau 3 năm thực thi Hiệp định EVFTA?
Ông Lương Hoàng Thái: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được hai Bên kỳ vọng tạo ra một động lực để phát triển quan hệ tổng thể giữa hai bên, và đây cũng là một trong những hiệp định đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển để thiết lập nên một chuỗi cung ứng mới trong khu vực. Việt Nam là một nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký Hiệp định thương mại tự do với EU.
Trải qua 3 năm thực hiện, hai bên nhìn nhận đây là một hiệp định về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra trong việc thúc đẩy quan hệ tổng thể giữa hai nước. Đầu tiên, nhìn vào bối cảnh thực thi Hiệp định này, thì giai đoạn mà hai bên đi vào thực thi Hiệp định cũng là giai đoạn hết sức khó khăn cho thương mại và đầu tư quốc tế, đặc biệt là về phía Việt Nam chịu những khó khăn do đại dịch COVID-19 diễn ra, còn phía EU thì thậm chí là còn chịu những tác động nặng nề hơn, ngoài việc là đại dịch COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng thì còn có những tác động của xung đột thương mại và xung đột, thậm chí là chiến tranh ở khu vực.
Ngoài ra, việc nước Anh rời khỏi EU - là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chuỗi thương mại và đầu tư của khu vực. Mặc dù vậy, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn như vậy, thế nhưng về tổng thể thì quan hệ thương mại và đầu tư hai bên có những bước phát triển, đặc biệt là về thương mại.
Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn đầu là giai đoạn chủ yếu bán những mặt hàng đã có sẵn sang thị trường EU, thì mục tiêu đó trong 3 năm đầu tiên có thể nói là doanh nghiệp đã tận dụng được những cơ hội ban đầu từ Hiệp định đem lại. Đặc biệt, những mặt hàng như là nông sản, dệt may, giày dép, đã có bước tăng trưởng đáng kể. Có nhiều mặt hàng mà trước đây chúng ta chưa thể xâm nhập vào thị trường EU thì nay đã xâm nhập được thị trường EU.
Tổng thể cho thấy, mặc dù đại dịch COVID-19 tác động làm giảm thương mại chung toàn cầu và EU nhưng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã có bước tăng lên và Việt Nam hiện nay là nước có thị phần lớn nhất so với các nước ASEAN khác xuất khẩu vào EU.
- Các khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp và người dân hiểu biết và hưởng lợi từ EVFTA cao hơn nhiều so với các hiệp định khác. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này qua thực tế hưởng các ưu đãi thuế quan thông qua xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam?
Ông Lương Hoàng Thái: Có thể nói Hiệp định thương mại Việt Nam-EU là một trong những hiệp định có kim ngạch xuất khẩu được hưởng ưu đãi vào thị trường này thuộc loại cao nhất.
Mặc dù mới 3 năm thực hiện nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi hiện nay đã vượt cả thị trường ASEAN đã thực thi rất lâu. Nếu như tính cả thị trường Anh, thì tổng 2 hiệp định (EVFTA và UKVFTA) tỷ lệ tận dụng thương mại khi xuất khẩu sang hai thị trường này theo kim ngạch được hưởng ưu đãi khoảng trên 12 tỷ USD/năm…
Đặc biệt, ngoài Hiệp định thương mại tự do EVFTA thì còn một hiệp định nữa là Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) hai bên hướng đến đây là một bộ phận rất quan trọng để có thể thiết lập được chuỗi cung ứng mang tính ổn định của cả hai Bên, hiện nay hiệp định EVIPA vẫn đang chờ phê chuẩn. Chỉ đến khi thực thi Hiệp định này thì chúng ta mới có được một môi trường tổng thể để thúc đẩy chuỗi cung ứng hình thành giữa hai bên.
Tuy nhiên, là giai đoạn đầu, chúng ta thấy cũng đã có một số dự án đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững và sử dụng Việt Nam như một cơ sở chung khu vực để vươn ra những chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, đầu tư của EU mặc dù hiện nay còn chưa nhiều nhưng đã hướng vào những ngành mang tính bền vững và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Chính vì vậy, Việt Nam cũng có đầy đủ các điều kiện để hy vọng là trong thời gian tới, đặc biệt là khi Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa hai bên (EVIPA) được đưa vào thực thi thì vai trò của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam EU sẽ còn cao hơn nữa trong việc đảm bảo một chuỗi cung ứng mang tính ổn định trong khu vực và kết nối giữa hai thị trường có tính bổ sung cho nhau rất cao là Việt Nam và EU.
Hóa giải thách thức, đón cơ hội mới
- Có thể thấy với EVFTA, Việt Nam mong muốn phát triển bền vững, trên cơ sở một nền nông nghiệp nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với ngành thuỷ sản, có nhiều lợi thế nhất từ hiệp định này đến nay vẫn chưa gỡ được thẻ vàng IUU. Vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải làm gì để có thể đạt được các mục tiêu, cam kết đặt ra, từ các thực tế này, thưa ông?
Ông Lương Hoàng Thái: Về cơ bản, việc tận dụng ưu đãi của các mặt hàng nông sản tương đối tốt. Ví dụ như rau quả năm 2022, Việt Nam tăng trưởng thị trường EU là trên 30%, trong đó tỷ lệ tận dụng ưu đãi chiếm khoảng 3/4. Tương tự như vậy, mặt hàng thủy sản có tốc độ tăng trưởng năm ngoái cũng đạt gần 30%... Tất nhiên, bước sang năm nay thì khó khăn hơn, tốc độ tăng trưởng có giảm đi, nhưng về cơ bản chúng ta tận dụng cơ hội của ngành này là tương đối tốt.
Dù có những vấn đề đã phát sinh từ trước khi thực thi Hiệp định nhưng hiện nay chúng ta vẫn còn vẫn chưa xử lý được triệt để. Ví dụ, việc khai thác đánh bắt bất hợp pháp hay là không được khai báo (gọi tắt là IUU), vấn đề này hai bên đã hợp tác từ trước khi Hiệp định được phê chuẩn và Việt Nam cũng đã có những bước tiến rất mạnh mẽ.
Cụ thể, về mặt pháp luật, Việt Nam đã sửa đổi Luật thủy sản để đẩy mạnh công tác thực thi làm sao đảm bảo được cam kết quốc tế của Việt Nam và đặc biệt, đây là quy định mà chúng ta thấy là lợi ích bản thân lâu dài, để không làm tổn hại tới nguồn tài nguyên.
Nếu đánh bắt quá số lượng thì cũng ảnh hưởng tới lâu dài sau này nữa. Do vậy, đây là lĩnh vực mà Việt Nam rất quan tâm, không phải chỉ để đáp ứng quy định của Hiệp định mà bản thân Việt Nam cũng đang thúc đẩy với góc độ đó.
Bộ Công Thương cũng hy vọng sẽ xử lý được triệt để những vấn đề đang còn tồn tại, để từ đó có một nền sản xuất mang tính bền vững, đáp ứng trước mắt là yêu cầu của các thị trường nước ngoài nhưng về lâu dài là về đảm bảo môi trường, đảm bảo tính bền vững trong khai thác tài nguyên.
- Để tiếp tục tận dụng tốt hiệp định, theo ông, cần thêm những bước đi cụ thể nào từ phía quản lý nhà nước tới doanh nghiệp và người dân?
Ông Lương Hoàng Thái: Để hiệp định thực thi trong thời gian tới được tốt hơn thì trước tiên là cần có cơ chế phối hợp giữa hai bên để trong quá trình thực hiện 3 năm đầu thấy có những vướng mắc gì thì hai bên cùng điều chỉnh những quy tắc để hướng tới thực hiện được tốt hơn, việc này, Việt Nam và EU cũng đã phối hợp rất chặt chẽ.
Vừa qua hai bên cũng đã đạt được thỏa thuận về một số vấn đề, ví dụ như là quy tắc xuất xứ đối với một số mặt hàng cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới thì Việt Nam cũng đã điều chỉnh. Hay những thủ tục liên quan đến cấp phép về gạo, về một số mặt hàng để làm sao là doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn thì phía Việt Nam cũng đã bàn với EU và ra cơ chế hai bên hợp tác thế nào cho nó tốt hơn.
Việc thứ hai là ngoài những cơ chế chung thì việc đưa thông tin của Hiệp định đến những đối tượng có liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp rất là quan trọng. Vụ Đa biên thường xuyên cập nhật để đưa đến cho doanh nghiệp, ví dụ thông tin về EU có những quy định mới về điều chỉnh thuế carbon tại biên giới; hay việc EU có những hạn chế về những sản phẩm mà trước đây được trồng trên đất rừng, sau đó được chặt đi để canh tác nông nghiệp…
Khía cạnh tiếp theo đó là xây dựng những quy định mới mang tính phụ trợ để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đặc biệt là xây dựng những cơ chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng tốt hơn những cơ hội từ Hiệp định đem lại, từ việc tổ chức sự kiện để xúc tiến thương mại giữa hai bên, hay tổ chức những hoạt động để kết nối giữa doanh nghiệp hai bên để làm sao có được thông tin thông suốt hơn và kết nối với doanh nghiệp lớn, mang tính ổn định lâu dài giữa hai bên.
Cuối cùng, hai bên cũng đang tập trung hợp tác để làm sao đối với một số ít những vấn đề còn lại như là vấn đề đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, hay là một số vấn đề khác liên quan đến lao động… thì có một lộ trình rõ ràng, phối hợp để có thể xử lý nốt những vấn đề này.
Đây là những bước đi mang tính tổng thể giữa hai bên, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới thì tạo điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp có thể tận dụng được một cách lâu dài, ổn định những cơ hội từ thị trường EU.
- Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tan-dung-hiep-dinh-evfta-hang-hoa-viet-nam-gia-tang-thi-phan-vao-eu/887902.vnp
Để hiểu rõ hơn, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) đã có một số chia sẻ với phóng viên về các kết quả sau 3 năm thực thi EVFTA và những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, khi bước sang năm thứ 4 thực thi hiệp định này.
Bước nhảy vọt về thương mại
- Thưa ông, dưới góc độ đơn vị trực tiếp tham gia đàm phán, ông nhìn nhận như thế nào về các kết quả đạt được của cả 2 bên sau 3 năm thực thi Hiệp định EVFTA?
Ông Lương Hoàng Thái: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU được hai Bên kỳ vọng tạo ra một động lực để phát triển quan hệ tổng thể giữa hai bên, và đây cũng là một trong những hiệp định đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển để thiết lập nên một chuỗi cung ứng mới trong khu vực. Việt Nam là một nước đang phát triển đầu tiên trong khu vực ký Hiệp định thương mại tự do với EU.
Trải qua 3 năm thực hiện, hai bên nhìn nhận đây là một hiệp định về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra trong việc thúc đẩy quan hệ tổng thể giữa hai nước. Đầu tiên, nhìn vào bối cảnh thực thi Hiệp định này, thì giai đoạn mà hai bên đi vào thực thi Hiệp định cũng là giai đoạn hết sức khó khăn cho thương mại và đầu tư quốc tế, đặc biệt là về phía Việt Nam chịu những khó khăn do đại dịch COVID-19 diễn ra, còn phía EU thì thậm chí là còn chịu những tác động nặng nề hơn, ngoài việc là đại dịch COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng thì còn có những tác động của xung đột thương mại và xung đột, thậm chí là chiến tranh ở khu vực.
Ngoài ra, việc nước Anh rời khỏi EU - là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chuỗi thương mại và đầu tư của khu vực. Mặc dù vậy, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn như vậy, thế nhưng về tổng thể thì quan hệ thương mại và đầu tư hai bên có những bước phát triển, đặc biệt là về thương mại.
Việt Nam kỳ vọng trong giai đoạn đầu là giai đoạn chủ yếu bán những mặt hàng đã có sẵn sang thị trường EU, thì mục tiêu đó trong 3 năm đầu tiên có thể nói là doanh nghiệp đã tận dụng được những cơ hội ban đầu từ Hiệp định đem lại. Đặc biệt, những mặt hàng như là nông sản, dệt may, giày dép, đã có bước tăng trưởng đáng kể. Có nhiều mặt hàng mà trước đây chúng ta chưa thể xâm nhập vào thị trường EU thì nay đã xâm nhập được thị trường EU.
Tổng thể cho thấy, mặc dù đại dịch COVID-19 tác động làm giảm thương mại chung toàn cầu và EU nhưng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã có bước tăng lên và Việt Nam hiện nay là nước có thị phần lớn nhất so với các nước ASEAN khác xuất khẩu vào EU.
- Các khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp và người dân hiểu biết và hưởng lợi từ EVFTA cao hơn nhiều so với các hiệp định khác. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này qua thực tế hưởng các ưu đãi thuế quan thông qua xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam?
Ông Lương Hoàng Thái: Có thể nói Hiệp định thương mại Việt Nam-EU là một trong những hiệp định có kim ngạch xuất khẩu được hưởng ưu đãi vào thị trường này thuộc loại cao nhất.
Mặc dù mới 3 năm thực hiện nhưng tỷ lệ tận dụng ưu đãi hiện nay đã vượt cả thị trường ASEAN đã thực thi rất lâu. Nếu như tính cả thị trường Anh, thì tổng 2 hiệp định (EVFTA và UKVFTA) tỷ lệ tận dụng thương mại khi xuất khẩu sang hai thị trường này theo kim ngạch được hưởng ưu đãi khoảng trên 12 tỷ USD/năm…
Đặc biệt, ngoài Hiệp định thương mại tự do EVFTA thì còn một hiệp định nữa là Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) hai bên hướng đến đây là một bộ phận rất quan trọng để có thể thiết lập được chuỗi cung ứng mang tính ổn định của cả hai Bên, hiện nay hiệp định EVIPA vẫn đang chờ phê chuẩn. Chỉ đến khi thực thi Hiệp định này thì chúng ta mới có được một môi trường tổng thể để thúc đẩy chuỗi cung ứng hình thành giữa hai bên.
Tuy nhiên, là giai đoạn đầu, chúng ta thấy cũng đã có một số dự án đầu tư vào Việt Nam theo hướng bền vững và sử dụng Việt Nam như một cơ sở chung khu vực để vươn ra những chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, đầu tư của EU mặc dù hiện nay còn chưa nhiều nhưng đã hướng vào những ngành mang tính bền vững và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Chính vì vậy, Việt Nam cũng có đầy đủ các điều kiện để hy vọng là trong thời gian tới, đặc biệt là khi Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa hai bên (EVIPA) được đưa vào thực thi thì vai trò của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam EU sẽ còn cao hơn nữa trong việc đảm bảo một chuỗi cung ứng mang tính ổn định trong khu vực và kết nối giữa hai thị trường có tính bổ sung cho nhau rất cao là Việt Nam và EU.
Hóa giải thách thức, đón cơ hội mới
- Có thể thấy với EVFTA, Việt Nam mong muốn phát triển bền vững, trên cơ sở một nền nông nghiệp nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với ngành thuỷ sản, có nhiều lợi thế nhất từ hiệp định này đến nay vẫn chưa gỡ được thẻ vàng IUU. Vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải làm gì để có thể đạt được các mục tiêu, cam kết đặt ra, từ các thực tế này, thưa ông?
Ông Lương Hoàng Thái: Về cơ bản, việc tận dụng ưu đãi của các mặt hàng nông sản tương đối tốt. Ví dụ như rau quả năm 2022, Việt Nam tăng trưởng thị trường EU là trên 30%, trong đó tỷ lệ tận dụng ưu đãi chiếm khoảng 3/4. Tương tự như vậy, mặt hàng thủy sản có tốc độ tăng trưởng năm ngoái cũng đạt gần 30%... Tất nhiên, bước sang năm nay thì khó khăn hơn, tốc độ tăng trưởng có giảm đi, nhưng về cơ bản chúng ta tận dụng cơ hội của ngành này là tương đối tốt.
Dù có những vấn đề đã phát sinh từ trước khi thực thi Hiệp định nhưng hiện nay chúng ta vẫn còn vẫn chưa xử lý được triệt để. Ví dụ, việc khai thác đánh bắt bất hợp pháp hay là không được khai báo (gọi tắt là IUU), vấn đề này hai bên đã hợp tác từ trước khi Hiệp định được phê chuẩn và Việt Nam cũng đã có những bước tiến rất mạnh mẽ.
Cụ thể, về mặt pháp luật, Việt Nam đã sửa đổi Luật thủy sản để đẩy mạnh công tác thực thi làm sao đảm bảo được cam kết quốc tế của Việt Nam và đặc biệt, đây là quy định mà chúng ta thấy là lợi ích bản thân lâu dài, để không làm tổn hại tới nguồn tài nguyên.
Nếu đánh bắt quá số lượng thì cũng ảnh hưởng tới lâu dài sau này nữa. Do vậy, đây là lĩnh vực mà Việt Nam rất quan tâm, không phải chỉ để đáp ứng quy định của Hiệp định mà bản thân Việt Nam cũng đang thúc đẩy với góc độ đó.
Bộ Công Thương cũng hy vọng sẽ xử lý được triệt để những vấn đề đang còn tồn tại, để từ đó có một nền sản xuất mang tính bền vững, đáp ứng trước mắt là yêu cầu của các thị trường nước ngoài nhưng về lâu dài là về đảm bảo môi trường, đảm bảo tính bền vững trong khai thác tài nguyên.
- Để tiếp tục tận dụng tốt hiệp định, theo ông, cần thêm những bước đi cụ thể nào từ phía quản lý nhà nước tới doanh nghiệp và người dân?
Ông Lương Hoàng Thái: Để hiệp định thực thi trong thời gian tới được tốt hơn thì trước tiên là cần có cơ chế phối hợp giữa hai bên để trong quá trình thực hiện 3 năm đầu thấy có những vướng mắc gì thì hai bên cùng điều chỉnh những quy tắc để hướng tới thực hiện được tốt hơn, việc này, Việt Nam và EU cũng đã phối hợp rất chặt chẽ.
Vừa qua hai bên cũng đã đạt được thỏa thuận về một số vấn đề, ví dụ như là quy tắc xuất xứ đối với một số mặt hàng cần điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới thì Việt Nam cũng đã điều chỉnh. Hay những thủ tục liên quan đến cấp phép về gạo, về một số mặt hàng để làm sao là doanh nghiệp có thể tận dụng tốt hơn thì phía Việt Nam cũng đã bàn với EU và ra cơ chế hai bên hợp tác thế nào cho nó tốt hơn.
Việc thứ hai là ngoài những cơ chế chung thì việc đưa thông tin của Hiệp định đến những đối tượng có liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp rất là quan trọng. Vụ Đa biên thường xuyên cập nhật để đưa đến cho doanh nghiệp, ví dụ thông tin về EU có những quy định mới về điều chỉnh thuế carbon tại biên giới; hay việc EU có những hạn chế về những sản phẩm mà trước đây được trồng trên đất rừng, sau đó được chặt đi để canh tác nông nghiệp…
Khía cạnh tiếp theo đó là xây dựng những quy định mới mang tính phụ trợ để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đặc biệt là xây dựng những cơ chế để hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng tốt hơn những cơ hội từ Hiệp định đem lại, từ việc tổ chức sự kiện để xúc tiến thương mại giữa hai bên, hay tổ chức những hoạt động để kết nối giữa doanh nghiệp hai bên để làm sao có được thông tin thông suốt hơn và kết nối với doanh nghiệp lớn, mang tính ổn định lâu dài giữa hai bên.
Cuối cùng, hai bên cũng đang tập trung hợp tác để làm sao đối với một số ít những vấn đề còn lại như là vấn đề đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, hay là một số vấn đề khác liên quan đến lao động… thì có một lộ trình rõ ràng, phối hợp để có thể xử lý nốt những vấn đề này.
Đây là những bước đi mang tính tổng thể giữa hai bên, chúng tôi hy vọng trong thời gian tới thì tạo điều kiện tốt hơn để doanh nghiệp có thể tận dụng được một cách lâu dài, ổn định những cơ hội từ thị trường EU.
- Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/tan-dung-hiep-dinh-evfta-hang-hoa-viet-nam-gia-tang-thi-phan-vao-eu/887902.vnp
Việt Nam-Ấn Độ thảo luận biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế
Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Indonesia
Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp
ASEAN, Nhật Bản bước vào kỷ nguyên mới về hợp tác phát triển bền vững
ASEAN thông báo thời gian tổ chức Ngày Bán hàng Trực tuyến năm 2023
Anh sẽ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với TP.HCM về phát triển xanh
Triển khai Biên bản ghi nhớ về Đối tác Kinh tế số Việt Nam-Singapore
Thủ tướng tiếp đoàn quan chức, doanh nghiệp bang California của Hoa Kỳ
3 năm EVFTA: Các sản phẩm ngành nông nghiệp hưởng lợi lớn nhất
Việt Nam tăng cường hợp tác với Trung tâm Thương mại quốc tế
3 năm EVFTA: Cơ hội rộng mở cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu
ADB ưu tiên Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lược Đối tác Quốc gia
Hội chợ Thương mại Việt Nam-Lào 2023: Cầu nối thương mại hai nước
Đề nghị Việt-Nhật phát triển những chuỗi cung ứng mang tính chiến lược
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...