Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản ưu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp
Thứ hai, 7-8-2023AsemconnectVietnam - Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam ưu tiên phát triển máy công nghiệp; chế biến nông, thủy sản; điện tử; đóng tàu; ôtô và phụ tùng ôtô và công nghiệp môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chiến lược Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2023, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có nền công nghiệp hiện đại, Việt Nam đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ tích cực từ bạn bè quốc tế, trong đó có Nhật Bản.
Chính vì vậy, trên cơ sở thống nhất hợp tác giữa Lãnh đạo cấp cao của hai nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đặt ưu tiên phát triển tập trung 6 ngành công nghiệp gồm máy công nghiệp; chế biến nông, thủy sản; điện tử; đóng tàu; ôtô và phụ tùng ôtô và công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết sau thời gian thực hiện, Chiến lược đã đạt được một số kết quả tích cực, như thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của 6 ngành ưu tiên.
Ông Matsumoto Izumi, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đánh giá cao các bước tiến nhất định của phía Việt Nam trong thực hiện Chiến lược; đồng thời cũng đã đưa ra một số đề xuất về chính sách để giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước phát triển vào năm 2045, cụ thể như nâng cao trình độ phát triển của ngành công nghiệp, thúc đẩy cơ cấu lại các ngành công nghiệp, công nghệ cao, thúc đẩy phát triển nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo.
Ông Matsumoto Izumi khẳng định Nhật Bản mong muốn hợp tác với phía Việt Nam để đưa ra các định hướng hợp tác công nghiệp trong thời đại mới, phù hợp với định hướng phát triển của cả hai nước.
Tại buổi làm việc mới đây, hai bên đã cùng thảo luận về định hướng hợp tác trong xây dựng triển khai Chiến lược nhằm tăng cường sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong bối cảnh mới. Phía Việt Nam đề nghị tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của Nhật Bản, nhất là những dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và triển khai, kết nối, lan tỏa, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, Chiến lược sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; các hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ; phát triển hạ tầng; nghiên cứu chính sách, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong hoàn thiện các chính sách thúc đẩy xanh hóa, số hóa nền kinh tế./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hop-tac-viet-namnhat-ban-uu-tien-phat-trien-6-nganh-cong-nghiep/887537.vnp
Chính vì vậy, trên cơ sở thống nhất hợp tác giữa Lãnh đạo cấp cao của hai nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đặt ưu tiên phát triển tập trung 6 ngành công nghiệp gồm máy công nghiệp; chế biến nông, thủy sản; điện tử; đóng tàu; ôtô và phụ tùng ôtô và công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết sau thời gian thực hiện, Chiến lược đã đạt được một số kết quả tích cực, như thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của 6 ngành ưu tiên.
Ông Matsumoto Izumi, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đánh giá cao các bước tiến nhất định của phía Việt Nam trong thực hiện Chiến lược; đồng thời cũng đã đưa ra một số đề xuất về chính sách để giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành nước phát triển vào năm 2045, cụ thể như nâng cao trình độ phát triển của ngành công nghiệp, thúc đẩy cơ cấu lại các ngành công nghiệp, công nghệ cao, thúc đẩy phát triển nền kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo.
Ông Matsumoto Izumi khẳng định Nhật Bản mong muốn hợp tác với phía Việt Nam để đưa ra các định hướng hợp tác công nghiệp trong thời đại mới, phù hợp với định hướng phát triển của cả hai nước.
Tại buổi làm việc mới đây, hai bên đã cùng thảo luận về định hướng hợp tác trong xây dựng triển khai Chiến lược nhằm tăng cường sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong bối cảnh mới. Phía Việt Nam đề nghị tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của Nhật Bản, nhất là những dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, có hoạt động nghiên cứu và triển khai, kết nối, lan tỏa, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra, Chiến lược sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; các hoạt động nghiên cứu, thúc đẩy chuyển giao, đổi mới công nghệ; phát triển hạ tầng; nghiên cứu chính sách, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản trong hoàn thiện các chính sách thúc đẩy xanh hóa, số hóa nền kinh tế./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/hop-tac-viet-namnhat-ban-uu-tien-phat-trien-6-nganh-cong-nghiep/887537.vnp
ASEAN thông báo thời gian tổ chức Ngày Bán hàng Trực tuyến năm 2023
Anh sẽ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với TP.HCM về phát triển xanh
Triển khai Biên bản ghi nhớ về Đối tác Kinh tế số Việt Nam-Singapore
Thủ tướng tiếp đoàn quan chức, doanh nghiệp bang California của Hoa Kỳ
3 năm EVFTA: Các sản phẩm ngành nông nghiệp hưởng lợi lớn nhất
Việt Nam tăng cường hợp tác với Trung tâm Thương mại quốc tế
3 năm EVFTA: Cơ hội rộng mở cho hàng hóa Việt Nam vào châu Âu
ADB ưu tiên Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lược Đối tác Quốc gia
Hội chợ Thương mại Việt Nam-Lào 2023: Cầu nối thương mại hai nước
Đề nghị Việt-Nhật phát triển những chuỗi cung ứng mang tính chiến lược
CPTPP: 'Cú hích' để tái cơ cấu chuỗi sản xuất toàn ngành thủy sản
Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Áo
'Việt Nam có cách tiếp cận hiệu quả trong khuyến khích đầu tư'
Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...