ADB ưu tiên Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lược Đối tác Quốc gia
Thứ hai, 31-7-2023AsemconnectVietnam - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và khẳng định hỗ trợ Việt Nam giải quyết hiệu quả các thách thức và hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra.
Chiến lược Đối tác Quốc gia giai đoạn 2023-2026 (CPS) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đặt mục tiêu thúc đẩy sự phát triển toàn diện, xanh và đặc biệt đầu tư phát triển khu vực tư nhân, giúp Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.
Nội dung trên được ông Shantanu Chakraborty chia sẻ tại buổi đón tiếp của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhân dịp ông đảm nhiệm cương vị mới là Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ngày 28/7.
Tân Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam-Shantanu Chakraborty đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Văn phòng ADB tại Việt Nam, qua đó có thể đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu của các cơ quan trung ương, địa phương và quy định của ADB. Ông khẳng định trong nhiệm kỳ mới, ông sẽ tiếp tục thực hiện các ưu tiên trong hoạt động hỗ trợ với Việt Nam.
Theo ông Shantanu Chakraborty, Việt Nam hiện đang là quốc gia tăng trưởng năng động nhất trong khu vực, vì vậy ADB rất mong muốn hỗ trợ Việt Nam giải quyết hiệu quả các thách thức hiện nay và hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
“ADB khẳng định mong muốn và cam kết sẽ triển khai nhanh chóng, hiệu quả Chiến lược CPS và đồng hành trong quá trình phát triển của Việt Nam,” ông Shantanu Chakraborty nói.
Trao đổi với ông Shantanu Chakraborty, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn trong nhiệm kỳ của mình, ông tiếp tục duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa ADB và Việt Nam nói chung Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng ngày càng thực chất, hiệu quả. Thời gian qua, ADB luôn là đối tác phát triển quan trọng đối với các cơ quan, bộ ngành của Việt Nam, cung cấp sự hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật, nguồn lực, tài chính và tham vấn các chính sách và đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đánh giá cao các ưu tiên hỗ trợ của ADB trong khuôn khổ Chiến lược Đối tác Quốc gia giai đoạn 2023-2026, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam. Cụ thể là trong phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường thể chế, ứng phó với biển đổi khí hậu.
Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ADB tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn vốn với mức ưu đãi cao và chuẩn bị thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ pháp luật của Việt Nam. ADB cần tập trung lựa chọn các dự án phù hợp với điều kiện, mục tiêu của Chiến lược CPS cũng như nhu cầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, ông mong muốn ADB hỗ trợ Việt Nam tiếp cận thêm các nguồn viện trợ không hoàn lại và “mềm hóa” các khoản vay.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã cảm ơn cam kết mạnh mẽ của ADB trong việc thực hiện 06 trong tổng số 16 dự án “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” (Dự án Mekong DPO). Đây là những dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của vùng. Mặt khác, Bộ trưởng cũng đề nghị ADB tiếp tục xem xét, hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính xanh để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng trong chuyển đổi năng lượng công bằng và đạt phát thải ròng carbon bằng “0” vào năm 2050. Đặc biệt là ủng hộ và đồng hành cùng Việt Nam hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiến tới đạt được việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/adb-uu-tien-viet-nam-trong-khuon-kho-chien-luoc-doi-tac-quoc-gia/886028.vnp
Nội dung trên được ông Shantanu Chakraborty chia sẻ tại buổi đón tiếp của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhân dịp ông đảm nhiệm cương vị mới là Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, ngày 28/7.
Tân Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam-Shantanu Chakraborty đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Văn phòng ADB tại Việt Nam, qua đó có thể đảm bảo sự phù hợp giữa nhu cầu của các cơ quan trung ương, địa phương và quy định của ADB. Ông khẳng định trong nhiệm kỳ mới, ông sẽ tiếp tục thực hiện các ưu tiên trong hoạt động hỗ trợ với Việt Nam.
Theo ông Shantanu Chakraborty, Việt Nam hiện đang là quốc gia tăng trưởng năng động nhất trong khu vực, vì vậy ADB rất mong muốn hỗ trợ Việt Nam giải quyết hiệu quả các thách thức hiện nay và hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
“ADB khẳng định mong muốn và cam kết sẽ triển khai nhanh chóng, hiệu quả Chiến lược CPS và đồng hành trong quá trình phát triển của Việt Nam,” ông Shantanu Chakraborty nói.
Trao đổi với ông Shantanu Chakraborty, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn trong nhiệm kỳ của mình, ông tiếp tục duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa ADB và Việt Nam nói chung Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói riêng ngày càng thực chất, hiệu quả. Thời gian qua, ADB luôn là đối tác phát triển quan trọng đối với các cơ quan, bộ ngành của Việt Nam, cung cấp sự hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật, nguồn lực, tài chính và tham vấn các chính sách và đóng góp không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đánh giá cao các ưu tiên hỗ trợ của ADB trong khuôn khổ Chiến lược Đối tác Quốc gia giai đoạn 2023-2026, phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam. Cụ thể là trong phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường thể chế, ứng phó với biển đổi khí hậu.
Tư lệnh ngành Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ADB tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn vốn với mức ưu đãi cao và chuẩn bị thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đảm bảo tuân thủ pháp luật của Việt Nam. ADB cần tập trung lựa chọn các dự án phù hợp với điều kiện, mục tiêu của Chiến lược CPS cũng như nhu cầu của Việt Nam. Bên cạnh đó, ông mong muốn ADB hỗ trợ Việt Nam tiếp cận thêm các nguồn viện trợ không hoàn lại và “mềm hóa” các khoản vay.
Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã cảm ơn cam kết mạnh mẽ của ADB trong việc thực hiện 06 trong tổng số 16 dự án “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” (Dự án Mekong DPO). Đây là những dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của vùng. Mặt khác, Bộ trưởng cũng đề nghị ADB tiếp tục xem xét, hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính xanh để thực hiện các mục tiêu đầy tham vọng trong chuyển đổi năng lượng công bằng và đạt phát thải ròng carbon bằng “0” vào năm 2050. Đặc biệt là ủng hộ và đồng hành cùng Việt Nam hình thành Trung tâm tài chính quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiến tới đạt được việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/adb-uu-tien-viet-nam-trong-khuon-kho-chien-luoc-doi-tac-quoc-gia/886028.vnp
Đề nghị Việt-Nhật phát triển những chuỗi cung ứng mang tính chiến lược
CPTPP: 'Cú hích' để tái cơ cấu chuỗi sản xuất toàn ngành thủy sản
Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Áo
'Việt Nam có cách tiếp cận hiệu quả trong khuyến khích đầu tư'
Anh sẽ không áp dụng các quy định bất lợi đối với hàng hóa Việt Nam
Việt Nam-Italy: Nắm vững thị trường để mở rộng hợp tác
Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng G20 không ra được tuyên bố chung
Malaysia có thể học hỏi từ quá trình phát triển của Việt Nam
Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam-Venezuela
Thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính
Khai thác thủy sản bền vững, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế
Giới chức Malaysia: Kinh tế là điểm sáng trong quan hệ với Việt Nam
Việt Nam và Tanzania tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị song phương
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...