Phòng vệ thương mại: Tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng
Thứ tư, 19-7-2023AsemconnectVietnam - Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong năm 2022, Việt Nam đã xử lý thành công nhiều vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài thông qua việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá.
Việc điều tra, áp dụng các biện pháp Phòng vệ Thương mại tiếp tục được đẩy mạnh đã góp phần bảo vệ, tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước.
Đây là nội dung đưa ra tại Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) công bố tổng hợp các hoạt động đã triển khai trong năm 2022.
Nâng cao sức chống chịu
Dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, kể từ khi thành lập (năm 1995) đến hết tháng 12/2022, trên toàn thế giới có 7.665 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra, song chỉ có 5.074 vụ điều tra dẫn đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Thống kê cho thấy, hiện tại có 3 công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng phổ biến là: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong ba biện pháp trên thì biện pháp chống bán phá giá được khởi xướng điều tra nhiều nhất, với 6.582 vụ việc, chiếm 86% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng bởi thành viên WTO. Trong khi đó, số vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lần lượt là 671 vụ (chiếm 9%) và 412 vụ (chiếm 5% tổng số vụ việc khởi xướng).
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Tính đến hết tháng 12/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại. Riêng trong năm 2022 có 17 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát giữa kỳ/cuối kỳ, rà soát nhà xuất khẩu mới.
Báo cáo nhấn mạnh, việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần tuân thủ các quy định cụ thể tại các Hiệp định về phòng vệ thương mại của WTO. Do đó, Bộ Công Thương luôn bám sát toàn bộ quá trình vụ việc để theo dõi việc tuân thủ cam kết quốc tế của các cơ quan điều tra nước ngoài cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý vụ việc, giảm tối đa tác động tiêu cực của vụ việc đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Trong năm 2022, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai có hệ thống hàng loạt các hoạt động như cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể…
Cũng theo báo cáo, Việt Nam đã xử lý thành công nhiều các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài thông qua việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá, Chính phủ không trợ cấp cho doanh nghiệp, Chính phủ không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu, chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba.
“Nhờ những kết quả như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại, được dỡ bỏ lệnh áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu,” báo cáo nêu rõ.
Tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng
Để giảm thiểu số lượng vụ việc hàng hóa Việt Nam bị điều tra lẩn tránh biện pháp Phòng vệ Thương mại cũng như tác động tiêu cực mà các vụ việc này gây ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngăn chặn hiện tượng Việt Nam bị lợi dụng làm điểm trung chuyển đề xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, hướng tới xuất khẩu bền vững, nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài... báo cáo cũng khuyến nghị các cơ quan quản lý cần có các biện pháp tổng thể và lâu dài.
Theo Bộ Công Thương, trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Ngoài ra, ngày 31/12/2019, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Về phía Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Hải quan và Cơ quan điều tra nước ngoài làm rõ các cáo buộc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm tránh bị các nước khác điều tra phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại…
Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục phòng vệ Thương mại, để giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp phòng vệ thương mại, các ngành sản xuất, xuất khẩu và doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phát triển quá "nóng" vào một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; cân nhắc các rủi ro về phòng vệ thương mại khi xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu, của mình và trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.
Song song đó, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại; theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình xuất khẩu sang các nước; tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ; không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc.
Các ngành sản xuất trong nước cũng cần hiểu rõ các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại để có thể sử dụng một cách phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành trước các hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu.
“Trong bối cảnh các biện pháp thuế quan thông thường có xu hướng tiếp tục giảm dần, các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các ngành sản xuất có thể duy trì và phát triển trong một môi trường cạnh tranh công bằng, tạo thêm giá trị gia tăng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước,” ông Chu Thắng Trung nói./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/phong-ve-thuong-mai-tao-lap-lai-moi-truong-canh-tranh-binh-dang/875853.vnp
Đây là nội dung đưa ra tại Báo cáo thường niên Phòng vệ thương mại năm 2022 vừa được Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) công bố tổng hợp các hoạt động đã triển khai trong năm 2022.
Nâng cao sức chống chịu
Dẫn số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), theo đại diện Cục Phòng vệ Thương mại, kể từ khi thành lập (năm 1995) đến hết tháng 12/2022, trên toàn thế giới có 7.665 vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra, song chỉ có 5.074 vụ điều tra dẫn đến áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Thống kê cho thấy, hiện tại có 3 công cụ phòng vệ thương mại được sử dụng phổ biến là: chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Trong ba biện pháp trên thì biện pháp chống bán phá giá được khởi xướng điều tra nhiều nhất, với 6.582 vụ việc, chiếm 86% tổng số vụ việc phòng vệ thương mại khởi xướng bởi thành viên WTO. Trong khi đó, số vụ việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp và tự vệ lần lượt là 671 vụ (chiếm 9%) và 412 vụ (chiếm 5% tổng số vụ việc khởi xướng).
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu trong thời gian qua, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài, đặc biệt là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Tính đến hết tháng 12/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 227 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại. Riêng trong năm 2022 có 17 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát giữa kỳ/cuối kỳ, rà soát nhà xuất khẩu mới.
Báo cáo nhấn mạnh, việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cần tuân thủ các quy định cụ thể tại các Hiệp định về phòng vệ thương mại của WTO. Do đó, Bộ Công Thương luôn bám sát toàn bộ quá trình vụ việc để theo dõi việc tuân thủ cam kết quốc tế của các cơ quan điều tra nước ngoài cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý vụ việc, giảm tối đa tác động tiêu cực của vụ việc đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Trong năm 2022, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng với các bộ, ngành liên quan triển khai có hệ thống hàng loạt các hoạt động như cảnh báo sớm các mặt hàng có nguy cơ bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu xử lý ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại cụ thể…
Cũng theo báo cáo, Việt Nam đã xử lý thành công nhiều các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại nước ngoài thông qua việc chứng minh doanh nghiệp không bán phá giá, Chính phủ không trợ cấp cho doanh nghiệp, Chính phủ không can thiệp vào thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu, chứng minh doanh nghiệp xuất khẩu không có các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng với nước thứ ba.
“Nhờ những kết quả như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại, được dỡ bỏ lệnh áp thuế hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu,” báo cáo nêu rõ.
Tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng
Để giảm thiểu số lượng vụ việc hàng hóa Việt Nam bị điều tra lẩn tránh biện pháp Phòng vệ Thương mại cũng như tác động tiêu cực mà các vụ việc này gây ra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, ngăn chặn hiện tượng Việt Nam bị lợi dụng làm điểm trung chuyển đề xuất khẩu hàng hóa sang nước thứ ba, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, hướng tới xuất khẩu bền vững, nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài... báo cáo cũng khuyến nghị các cơ quan quản lý cần có các biện pháp tổng thể và lâu dài.
Theo Bộ Công Thương, trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 824/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ. Ngoài ra, ngày 31/12/2019, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP về một số biện pháp cấp bách nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp.
Về phía Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổng cục Hải quan và Cơ quan điều tra nước ngoài làm rõ các cáo buộc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; đưa ra các khuyến nghị cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm tránh bị các nước khác điều tra phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại…
Theo ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục phòng vệ Thương mại, để giảm thiểu tác động tiêu cực của các biện pháp phòng vệ thương mại, các ngành sản xuất, xuất khẩu và doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng chiến lược xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, tránh phát triển quá "nóng" vào một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và hạn chế việc cạnh tranh bằng giá; cân nhắc các rủi ro về phòng vệ thương mại khi xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu, của mình và trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại.
Song song đó, chuẩn bị nguồn lực để đối phó với các nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại; theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương trong quá trình xuất khẩu sang các nước; tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ; không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; tham gia hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình xử lý vụ việc.
Các ngành sản xuất trong nước cũng cần hiểu rõ các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại để có thể sử dụng một cách phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành trước các hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu.
“Trong bối cảnh các biện pháp thuế quan thông thường có xu hướng tiếp tục giảm dần, các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ là công cụ hữu hiệu giúp các ngành sản xuất có thể duy trì và phát triển trong một môi trường cạnh tranh công bằng, tạo thêm giá trị gia tăng và đóng góp vào sự phát triển của đất nước,” ông Chu Thắng Trung nói./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/phong-ve-thuong-mai-tao-lap-lai-moi-truong-canh-tranh-binh-dang/875853.vnp
Giới chức Malaysia: Kinh tế là điểm sáng trong quan hệ với Việt Nam
Việt Nam và Tanzania tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị song phương
Tỉnh Hòa Bình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại Thái Lan
Chính phủ Anh chính thức ký nghị định thư tham gia CPTPP
Canada ban hành kết luận cuối về bán phá giá khớp nối ống đồng của VN
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Đức
Sớm đưa Việt Nam trở thành đầu mối logistics quan trọng trong khu vực
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và Malaysia tăng cường trao đổi và hợp tác
Tỉnh Bình Dương ký kết hợp tác toàn diện với bang Nebraska của Mỹ
Việt-Nhật liên kết đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành nông nghiệp
Hoa Kỳ áp thuế chống trợ cấp với mắc áo thép nhập khẩu từ Việt Nam
Việt Nam-Luxembourg thúc đẩy hợp tác phát triển xanh và bền vững
Đầu tư của EU vào New Zealand có thể tăng tới 80% sau khi ký kết FTA
Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá cáp thép dự ứng lực
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...