ASEAN tăng cường hợp tác phát triển ngành logistics xanh
Thứ hai, 17-7-2023AsemconnectVietnam - Theo bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Việt Nam sẵn sàng tăng hợp tác với các nước ASEAN để mở rộng và phát triển ngành logistics trên toàn cầu và chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững.
Sáng 15/7, tại thành phố Đà Nẵng, Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) đã tổ chức Kỳ họp giữa năm 2023 để bàn các giải pháp tạo thuận lợi hóa thương mại vận tải xuyên biên giới, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics khu vực ASEAN.
Phát biểu chào mừng kỳ họp, bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng ngành logistics toàn cầu đang bước vào giai đoạn phục hồi, vượt qua khó khăn do dịch bệnh, xung đột trên thế giới.
Nhưng nhờ nỗ lực lớn của các hiệp hội và doanh nghiệp, ngành logistics đã hạn chế được những tác động tiêu cực và dần dần phục hồi với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 4% năm 2023 và 3% năm 2024.
Đặc biệt, châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất và được kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu vào năm 2025; dự kiến sẽ đóng góp khoảng 70% cho tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.
Điều này hứa hẹn những tiềm năng to lớn cho ngành logistics ASEAN để tạo bứt phá trong thời gian tới.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng trong kinh tế khu vực và đã lọt vào Top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đạt kết quả vượt bậc là 8,02%; trong quý 2/2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh đó, ngành logistics Việt Nam cũng tăng trưởng ấn tượng với tốc độ từ 14-16%, đạt 8-10 tỷ USD/năm, nằm trong Top 10 trong bảng xếp hạng các thị trường logistics mới nổi.
Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước ASEAN để mở rộng và phát triển ngành logistics trên phạm vi toàn cầu và chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững hơn.
Theo ông Alvin Chua, Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA), trong thời gian tới, các thành viên cần hợp tác chặt chẽ hơn và theo sát tất cả các chương trình nghị sự để đảm bảo thực hiện chủ đề năm 2023: “Thúc đẩy Kinh tế và ngành Logistics trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong kỷ nguyên hậu đại dịch thông qua chuyển đổi.''
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như ngành logistics đang gặp rất nhiều khó khăn, có thể phải đến cuối năm nay khi tình hình được cải thiện, các Hiệp hội, các doanh nghiệp cần nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững.
Theo định hướng trên, nhóm làm việc về tính bền vững và số hóa (S&D) của Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN sẽ bắt đầu hoạt động từ hội nghị này.
Ông Somsak Wisetruangrot, Chủ tịch Viện Đào tạo Logistics Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) cho rằng, các nước ASEAN cần tiếp tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành logistics khu vực.
Hiện tại đã có một số Chính phủ đang rất tích cực hỗ trợ công tác đào tạo nhân lực logistics như Malaysia và Thái Lan, nhưng cũng có một số nước chưa thực sự chú trọng như Brunei.
Vì vậy, các nước ASEAN cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tăng cường các khóa đào tạo, tập huấn trực tiếp hoặc trực tuyến để nâng cao chất lượng nhân lực ngành logistics trong thời gian tới.
Chia sẻ về vị trí chiến lược của Việt Nam trong vai trò trung tâm trung chuyển tại khu vực, ông Edwin Chee - Giám đốc điều hành của Công ty trách nhiệm hữu hạn SLP Việt Nam bày tỏ vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam có thể giảm đáng kể chi phí logistics.
Do đó, Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư FDI và các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) toàn cầu.
Ông Edwin Chee nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam cần sớm thành lập một cảng trung chuyển mới có thể tăng cường khả năng kết nối của Việt Nam với các thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thuận lợi hơn, giảm thời gian vận chuyển và nâng cao hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng.
Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) được thành lập từ ngày 7/12/1991, là một tổ chức liên Chính phủ khu vực bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy giao nhận hàng hóa thông qua hợp tác liên Chính phủ và tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thông qua vận tải đa phương thức giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-tang-cuong-hop-tac-phat-trien-nganh-logistics-xanh/875221.vnp
Phát biểu chào mừng kỳ họp, bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng ngành logistics toàn cầu đang bước vào giai đoạn phục hồi, vượt qua khó khăn do dịch bệnh, xung đột trên thế giới.
Nhưng nhờ nỗ lực lớn của các hiệp hội và doanh nghiệp, ngành logistics đã hạn chế được những tác động tiêu cực và dần dần phục hồi với tốc độ tăng trưởng dự kiến là 4% năm 2023 và 3% năm 2024.
Đặc biệt, châu Á-Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực phát triển năng động nhất và được kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu vào năm 2025; dự kiến sẽ đóng góp khoảng 70% cho tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.
Điều này hứa hẹn những tiềm năng to lớn cho ngành logistics ASEAN để tạo bứt phá trong thời gian tới.
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng trong kinh tế khu vực và đã lọt vào Top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Năm 2022, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam đạt kết quả vượt bậc là 8,02%; trong quý 2/2023, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh đó, ngành logistics Việt Nam cũng tăng trưởng ấn tượng với tốc độ từ 14-16%, đạt 8-10 tỷ USD/năm, nằm trong Top 10 trong bảng xếp hạng các thị trường logistics mới nổi.
Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, Việt Nam sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước ASEAN để mở rộng và phát triển ngành logistics trên phạm vi toàn cầu và chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững hơn.
Theo ông Alvin Chua, Chủ tịch Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA), trong thời gian tới, các thành viên cần hợp tác chặt chẽ hơn và theo sát tất cả các chương trình nghị sự để đảm bảo thực hiện chủ đề năm 2023: “Thúc đẩy Kinh tế và ngành Logistics trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong kỷ nguyên hậu đại dịch thông qua chuyển đổi.''
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như ngành logistics đang gặp rất nhiều khó khăn, có thể phải đến cuối năm nay khi tình hình được cải thiện, các Hiệp hội, các doanh nghiệp cần nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển bền vững.
Theo định hướng trên, nhóm làm việc về tính bền vững và số hóa (S&D) của Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN sẽ bắt đầu hoạt động từ hội nghị này.
Ông Somsak Wisetruangrot, Chủ tịch Viện Đào tạo Logistics Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) cho rằng, các nước ASEAN cần tiếp tục chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành logistics khu vực.
Hiện tại đã có một số Chính phủ đang rất tích cực hỗ trợ công tác đào tạo nhân lực logistics như Malaysia và Thái Lan, nhưng cũng có một số nước chưa thực sự chú trọng như Brunei.
Vì vậy, các nước ASEAN cần tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tăng cường các khóa đào tạo, tập huấn trực tiếp hoặc trực tuyến để nâng cao chất lượng nhân lực ngành logistics trong thời gian tới.
Chia sẻ về vị trí chiến lược của Việt Nam trong vai trò trung tâm trung chuyển tại khu vực, ông Edwin Chee - Giám đốc điều hành của Công ty trách nhiệm hữu hạn SLP Việt Nam bày tỏ vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam có thể giảm đáng kể chi phí logistics.
Do đó, Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư FDI và các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) toàn cầu.
Ông Edwin Chee nhấn mạnh thêm rằng Việt Nam cần sớm thành lập một cảng trung chuyển mới có thể tăng cường khả năng kết nối của Việt Nam với các thị trường quốc tế, tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông thuận lợi hơn, giảm thời gian vận chuyển và nâng cao hiệu quả tổng thể của chuỗi cung ứng.
Liên đoàn Hiệp hội Giao nhận vận tải ASEAN (AFFA) được thành lập từ ngày 7/12/1991, là một tổ chức liên Chính phủ khu vực bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy giao nhận hàng hóa thông qua hợp tác liên Chính phủ và tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thông qua vận tải đa phương thức giữa các nước trong khu vực cũng như trên thế giới./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/asean-tang-cuong-hop-tac-phat-trien-nganh-logistics-xanh/875221.vnp
Việt Nam đóng góp, ủng hộ sáng kiến nâng hiệu quả hoạt động của ASEAN
Kỳ vọng cao vào chương trình nghị sự ASEAN năm 2023
Truyền thông châu Âu nêu bật vai trò Việt Nam trong hợp tác EU-ASEAN
Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân nữ ASEAN 2022 tại Hà Nội
Thúc đẩy hợp tác ASEAN-EU lên tầm cao mới
AEM 54 tập trung vào thúc đẩy kinh tế với các đối tác của ASEAN
Phú Thọ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Mỹ
AMM-55: ASEAN Hành động-cùng ứng phó các thách thức chung
Áp biện pháp chống lẩn tránh thuế đối với đường mía từ 5 nước ASEAN
Vai trò then chốt của ASEAN trong việc thúc đẩy an ninh lương thực toàn cầu
ASEAN - Vương quốc Anh đối thoại quan chức cấp cao đầu tiên để tăng cường hợp tác
Việt Nam và Mexico xúc tiến hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư
ASEAN cam kết tăng cường bảo vệ người tiêu dùng
ATIGA 2.0: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN được nâng cấp và hướng tới tương lai
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...