Thứ ba, 30-7-2024 - 21:17 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 5/7: Giá dầu tăng mạnh, giá gas quay đầu giảm mạnh 

 Thứ tư, 5-7-2023

AsemconnectVietnam - Trong phiên giao dịch ngày 5/7 giá dầu, giá giá quặng sắt tăng, trong khi giá đồng, giá nhôm và giá vàng giảm.

Dầu tăng mạnh
Trong phiên giao dịch sáng ngày 5/7, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2023 tăng 1,44 USD, lên mức 71,23 USD/thùng. Còn dầu Brent giao tháng 10/2023 tăng 1,6 USD, tương đương 2,14%, lên mức 76,25 USD/thùng.
Ả Rập Saudi ngày 3/7 cho biết nước này sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày kể từ cuối tuần này. Ngay sau đó, Nga cũng tuyên bố sẽ cắt giảm xuất khẩu 500.000 thùng/ngày trong tháng 8 tới.
Ngay sau thông báo của Ả Rập Saudi hôm 3/7, Nga cho biết họ sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô 500.000 thùng/ngày trong tháng 8 tới.
"Là một phần trong nỗ lực cân bằng thị trường, Nga sẽ tự nguyện cắt giảm 500.000 thùng giao hàng tới các thị trường dầu mỏ mỗi ngày trong tháng 8 bằng cách giảm xuất khẩu với số lượng này" - Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết.
Tuy nhiên, quyết định được công bố hôm 3/7 của Nga liên quan đến xuất khẩu chứ không phải sản xuất. Tháng 2 năm nay, Nga đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày, một biện pháp mà nước này cho biết sẽ duy trì cho đến cuối năm 2024.
Như vậy, tổng sản lượng dầu bị cắt giảm của các quốc gia thành viên nhóm OPEC+ lên đến 5,16 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 1,5% nguồn cung dầu mỏ trên thế giới.
OPEC+, hiện khai thác khoảng 40% tổng sản lượng dầu thô thế giới, đã cắt giảm 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương 3,6% nhu cầu toàn cầu. Mức cắt giảm này bao gồm 2 triệu thùng/ngày hồi năm 2022 và 1,66 triệu thùng/ngày được các quốc gia thành viên đồng thuận hồi tháng 4/2023 và sẽ kéo dài đến tháng 12/2024.
Thị trường Mỹ đã đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (4/7). nhà phân tích của OANDA Craig Erlam nhận xét, sau thông báo cắt giảm sản lượng của ba quốc gia nói trên, có rất ít thay đổi trong việc tăng giá dầu.
Các cuộc khảo sát kinh doanh đã cho thấy sự sụt giảm trong hoạt động của các nhà máy toàn cầu do nhu cầu chậm ở Trung Quốc và châu Âu. Tương tự, hoạt động sản xuất của Mỹ cũng tiếp tục giảm trong tháng 6 xuống mức được ghi nhận lần cuối trong đợt đại dịch Covid-19 đầu tiên. Cụ thể, PMI sản xuất giảm xuống 46 trong tháng 6 từ 46,9 trong tháng 5.
Theo các nhà phân tích của Commerzbank, ngay trước khi có thông báo cắt giảm sản lượng tự nguyện của Saudi Arabia, Nga, và Algeria, dữ liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy thị trường dầu mỏ có thể bị thiếu hụt nguồn cung khoảng 2 triệu thùng/ngày trong quý III và IV năm nay.
Giá dầu đã không “nhảy vọt” sau thông tin về cắt giảm sản lượng phần lớn là do lo ngại về nhu cầu đối với sự phục hồi kinh tế chậm của Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch. Trong khi đó, lãi suất ở Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ tăng hơn nữa để giải quyết tình trạng lạm phát cao kéo dài.
Chủ tịch của Lipow Oil Associates Andrew Lipow có trụ sở tại Houston cho biết, sự cắt giảm này của Saudi Arabia nhằm đẩy giá dầu chạm mốc 80 USD/thùng để duy trì ngân sách trong nước của họ.
Gas quay đầu giảm mạnh
Giá gas ngày 5/7 giảm gần 1% xuống mức 5,82 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 8/2022.
Giá khí đốt tự nhiên của Hà Lan và Anh tiếp tục ổn định trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung đường ống từ Nga và Na Uy cũng như các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Dòng khí đốt của Nga đến châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 đã ổn định nhưng vẫn chỉ ở mức 40% công suất trong bối cảnh các cuộc đàm phán chính trị về một tuabin đã được gửi đến Canada để sửa chữa nhưng việc quay trở lại bị trì hoãn do các lệnh trừng phạt.
Đức, quốc gia được đường ống Nord Stream 1 đổ bộ, cũng đang chuẩn bị cho khả năng các dòng chảy có thể tạm ngừng hoàn toàn ngoài kế hoạch bảo trì đường ống hiện tại trong thời gian từ ngày 11/7 đến ngày 21/7.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, mối đe dọa về việc nguồn cung khí đốt của Na Uy giảm 13% đối với một cuộc tấn công dự kiến từ nửa đêm ngày thứ Hai cũng đang hỗ trợ.
Quặng sắt tăng
Trong phiên giao dịch ngày 5/7, giá quặng sắt tăng mặc dù thành phố Đường Sơn của Trung Quốc ra lệnh cắt giảm sản lượng thép trong tháng 7 trong bối cảnh chất lượng không khí xấu đi, khiến các thương nhân lo ngại về triển vọng nhu cầu nguyên liệu thép.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2023 tăng 0,7%, lên 828 Nhân dân tệ (114,39 USD)/tấn. Hợp đồng quặng kỳ hạn tháng 8/2023 tăng 0,7%, lên 109,60 USD/tấn, đảo ngược mức giảm trước đó.
Việc hạn chế sản xuất thép của Đường Sơn làm tăng thêm lo ngại về triển vọng nhu cầu quặng sắt trong năm nay tại Trung Quốc do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch của nước này dường như đã mất đà trong quý hai.
Vàng giảm
Trong phiên giao dịch ngày 5/7, giá vàng giảm do đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cùng tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố biên bản họp chính sách tháng 6, củng cố kỳ vọng rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.916,49 USD/ounce, giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8/2023 giảm 0,1%, xuống 1.927,10 USD.
Theo biên bản cuộc họp được công bố vào thứ Tư, hầu như toàn bộ các quan chức Fed đã đồng ý giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6, ngay cả khi phần lớn họ cuối cùng đều dự kiến sẽ cần phải thắt chặt chính sách hơn nữa.
Các nhà giao dịch đang định giá 89% khả năng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 7 sau khi tạm dừng vào tháng trước.
Đồng và nhôm giảm
Giá đồng và nhôm giảm vào ngày 5/7 dưới áp lực từ dữ liệu hoạt động dịch vụ toàn cầu khiến cho triển vọng nhu cầu đối với các kim loại phụ thuộc vào tăng trưởng trở nên xấu đi.
Trên sàn giao dịch London (LME), giá đồng kỳ hạn 3 tháng giảm 0,3% xuống 8.331 USD/tấn. Giá nhôm cũng giảm 1,2% xuống còn 2.141,5 USD/tấn,
Hoạt động dịch vụ của Trung Quốc trong tháng 6 đã mở rộng với tốc độ chậm nhất trong 5 tháng, một cuộc khảo sát khu vực tư nhân cho thấy hôm thứ Tư, và hoạt động kinh doanh của khu vực đồng euro bắt đầu co lại.
Thêm áp lực lên nhu cầu đối với các kim loại được định giá bằng đồng USD là đồng tiền của Mỹ tăng trong phiên vừa qua.
N.Hảo
Nguồn: VITIC



 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25713394105