Cuộc chiến chống lạm phát ngày càng khó khăn
Thứ tư, 12-7-2023AsemconnectVietnam - Các ngân hàng trung ương toàn cầu đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lạm phát khi các nhà kinh tế cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ là cái giá phải trả để đạt được mức lạm phát mục tiêu chung là 2%.
Financial Times cho biết, tỷ lệ lạm phát toàn phần ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đã giảm mạnh kể từ mùa thu năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát lõi (đã loại trừ các sản phẩm có giá biến động cao như năng lượng và lương thực, thực phẩm) vẫn ở mức cao hoặc gần với mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Đây cũng được coi là thước đo sức ép giá cả tốt hơn so với tỷ lệ lạm phát toàn phần.
Việc lạm phát vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% đã khiến giới hoạch định chính sách các ngân hàng trung ương lo lắng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, đồng thời nâng dự báo lạm phát trong những năm tới. ECB cho biết thêm, gần như chắc chắn sẽ làm điều tương tự trong cuộc họp chính sách tháng 7.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dù tạm thời dừng tăng lãi suất trong tháng 6, nhưng đã nhận định lạm phát còn lâu mới thực sự bị kiềm chế và cảnh báo về những đợt tăng tiếp theo.
Phát biểu trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ hồi tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng lãi suất khi cho biết việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vẫn là một quá trình dài.
Những động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đã làm gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế. Các cuộc khảo sát kinh doanh mới nhất đã chỉ ra sự suy giảm mạnh hơn dự kiến ở khu vực Eurozone, Anh và Úc, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng giảm nhẹ.
Tại khu vực Eurozone, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động kinh tế đã chậm lại trong tháng 6 và là mức thấp nhất trong năm tháng qua, chủ yếu do hoạt động sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp của khu vực đã giảm từ mức 52,8 trong tháng 5 xuống 50,3 trong tháng 6.
"Thực tế cho thấy rằng, cú hích từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại đối với hoạt động dịch vụ đang dần hết động lực, trong khi môi trường kinh tế vẫn đang chậm lại, một quý tăng trưởng âm khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra", Chuyên gia kinh tế Bert Colijn tại ING nhận định.
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại các nền kinh tế lớn khác. Tại Vương quốc Anh, chỉ số PMI tổng hợp giảm từ mức 54 trong tháng 5 xuống 52,8 trong tháng 6, trong khi chỉ số PMI của Úc cũng giảm từ 51,6 xuống 50,5. Ngành sản xuất tiếp tục cho thấy sự thu hẹp hoạt động, trong khi ngành dịch vụ tăng trưởng chậm lại với kết quả thấp hơn dự kiến.
Hoạt động kinh doanh cũng hạ nhiệt tại Mỹ, khi chỉ số PMI tổng hợp theo khảo sát của S&P Global giảm từ 54,3 trong tháng 5 xuống 53 trong tháng 6. Các công ty trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ chỉ ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn, trong khi hoạt động sản xuất tiếp tục giảm do số lượng đơn đặt hàng thấp.
Một thách thức lớn khác đối với nỗ lực kiềm chế lạm phát là thị trường lao động vẫn còn thắt chặt quá mức ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke và cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Olivier Blanchard đã đưa ra nhận định rằng, tiền lương cần phải tăng với tốc độ tương tự như tốc độ tăng năng suất để có thể tạo ra bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đối với lạm phát.
Những yếu tố này đã làm dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng trung ương sẽ phải tiếp tục vật lộn để có thể đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong một khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy, các chuyên gia kinh tế dự báo Mỹ vẫn có thể tránh được suy thoái trong năm nay, với GDP đi ngang trong quý III và sụt giảm nhẹ trong quý IV. Thế nhưng, trong trường hợp này, lạm phát được dự báo sẽ tăng nhanh hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương sẽ phải hành động quyết liệt hơn nữa nếu muốn thực hiện mục tiêu chống lạm phát của mình.
"Cách duy nhất để giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2% là hạn chế hết mức nhu cầu tiêu thụ và làm nền kinh tế chậm lại một cách đáng kể hơn nữa", ông Torsten Slok, chuyên gia kinh tế trưởng tại Apollo Global Management nói.
Bà Carl Riccadonna, chuyên gia Kinh tế trưởng về Mỹ tại BNP Paribas cho biết, những động thái như vậy sẽ đẩy nền kinh tế đối mặt với rủi ro lớn.
Bà nhận định: "Chặng đường tiếp theo của việc cải thiện các số liệu lạm phát sẽ khó khăn hơn. Nó sẽ gây ra nhiều sự đau đớn hơn, và nỗi đau đó thậm chí có thể dẫn đến suy thoái kinh tế vào nửa cuối năm".
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Hàn Quốc cắt giảm triển vọng tăng trưởng năm 2023
Hoạt động sản xuất của Mỹ tiếp tục sụt giảm trong tháng 6
Anh là quốc gia duy nhất trong G7 có lạm phát tiếp tục tăng
Hoạt động của các nhà máy ở châu Á sụt giảm trong tháng 6
Tình trạng thiếu hụt đồng đô la tác động tiêu cực tới các nền kinh tế cận biên
Nhu cầu yếu, giá nhà mới tại Trung Quốc giảm tháng thứ hai liên tiếp
IMF: Nhà đầu tư đang quá lạc quan về tốc độ kiểm soát lạm phát
Người Mỹ ngày càng lạc quan về nền kinh tế
CPI lõi của Nhật Bản cao nhất trong 42 năm qua
Doanh số bán lẻ ở Đức tăng hơn dự kiến trong tháng 5/2023
Sản lượng nhà máy của Hàn Quốc được thúc đẩy nhờ ô tô và chip
Lạm phát ở Tokyo vẫn cao hơn mục tiêu của BOJ trong tháng thứ 13 liên tiếp
Thiệt hại kinh tế ngày càng sâu sắc khiến ECB rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan
Lạm phát khu vực đồng Euro giảm trở lại trong tháng 6/2023 khi giá năng lượng giảm
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...