Tăng trưởng kinh tế và tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu năm 2023
Thứ ba, 4-7-2023AsemconnectVietnam - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng trưởng khoảng 3,72% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay.,
Tình hình tăng trưởng của các ngành kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2023
Trong nửa đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước tăng trưởng 3,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,13%.
Đáng chú ý, khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng cao nhất với 6,33% nhờ các chính sách kích thích tiêu dùng nội địa và xúc tiến du lịch. Đóng góp chủ yếu bởi doanh thu bán buôn và bán lẻ (tăng 8,49%), vận tải và kho vận (tăng 7,18%), dịch vụ tài chính - ngân hàng (tăng 7,18%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (tăng 15,14%).
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, nông nghiệp có giá trị tăng thêm tăng 3,14% so với cùng kỳ năm trước, lâm nghiệp tăng 3,43%, thủy sản tăng 2,77%.
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, mức tăng trưởng mà cả nước đạt được trong nửa đầu năm chưa cao nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp trong bối cảnh Việt Nam còn nhiều khó khăn và thách thức cả trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, đẩy mạnh thu mua hàng hóa và tiêu dùng nội địa. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.
Bà cho rằng tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện rõ rệt, duy trì thặng dư thương mại, an sinh xã hội được đảm bảo.
Bà Hương cho biết thêm, các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy du lịch đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Theo đó, giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,33% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng lần lượt là 1,18% và 4,53% của cùng kỳ năm 2020 và 2021.
Bà cũng cho rằng, bước sang quý III/2023, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có những biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh.
Điều này sẽ đặt ra một thách thức lớn đối với Việt Nam trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng [6,5%] cho năm 2023, bà nói.
Việt Nam xuất siêu nửa đầu năm 2023
Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại khoảng 12,25 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) công bố.
Nửa đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 316,65 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu và nhập khẩu giảm lần lượt là 12,1% và 18,2%.
Trị giá xuất khẩu 6 tháng của cả nước đạt khoảng 164,45 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 43,41 tỷ USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 73,6% với 121,04 tỷ USD.
Có 27 mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Hàng chế biến, chế tạo đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 144,82 tỷ USD, tương đương 88,1%.
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 44,2 tỷ USD, trong khi Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch 50,1 tỷ USD.
Riêng tháng 6, trị giá xuất nhập khẩu ước đạt 56,01 tỷ USD, tăng 3,6% theo tháng và giảm 14,1% theo năm.
Tổng cục Thống kê cho biết, số liệu xuất khẩu tháng 6 được cải thiện cho thấy các biện pháp xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả nhất định.
Trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xác định một số nhiệm vụ, trong đó đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại hướng tới các thị trường mới, tiềm năng như Ấn Độ, Châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latinh, Đông Âu và những khu vực ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và có mức tăng trưởng đầy hứa hẹn như ASEAN.
CK
Nguồn: VITIC/ttxvn
Tình hình xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2023 và chiến lược xuất khẩu gạo đến năm 2030
Gần nửa đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả “bứt tốc” mang về gần 2,8 tỷ USD
Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu phân bón của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc 5 tháng đầu năm 2023
Đến nửa đầu tháng 6, cả nước xuất siêu gần 10 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản tháng 5/2023 đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay
Hoạt động xuất khẩu và tình hình các thị trường xuất khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu hồ tiêu chính của Việt Nam
Xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc
Để xuất khẩu lấy lại đà tăng...
Thuế xuất khẩu phân bón NPK sẽ về 0% từ 15/7
Lô vải không hạt trồng tại Thanh Hóa được xuất khẩu sang Nhật Bản và Vương quốc Anh
Xuất khẩu thủy sản: Khi nào thoát đáy?
Trung Quốc tăng mua giúp giá hồ tiêu hồi phục