Chỉ số Ifo của Đức lao dốc trong tháng 6
Thứ năm, 29-6-2023AsemconnectVietnam - Chỉ số Ifo đã sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp, cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Đức đã kết thúc trước khi nó thực sự bắt đầu.
Trong tháng 6, chỉ số hàng đầu nổi bật nhất của Đức, chỉ số Ifo, sau 6 tháng tăng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, đạt mức 88,5 so với mức 91,7 trong tháng 5.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại gây ra những tác động yếu hơn mong đợi, suy thoái kinh tế đang rình rập ở Mỹ và việc thắt chặt chính sách tiền tệ đang diễn ra dường như đang đè nặng lên tâm lý của các công ty Đức.
Ngoài ra, cảm giác về việc nước Đức đang trong một thời kỳ tăng trưởng yếu hơn dường như đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Đức.
Các đánh giá hiện tại và dự báo đều giảm. Dự báo ở thời điểm hiện tại thấp như vào cuối năm ngoái.
Rõ ràng là sự lạc quan vào đầu năm dường như đã nhường chỗ cho cảm giác thực tế hơn.
Sức mua giảm, số lượng đơn đặt hàng công nghiệp giảm, cũng như tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ và sự suy giảm dự kiến của nền kinh tế Mỹ, tất cả đều ảnh hưởng và làm cho hoạt động kinh tế trở nên yếu kém.
Bên cạnh những yếu tố mang tính chu kỳ này, tình hình căng thẳng đang diễn ra ở Ukraine, những thay đổi về nhân khẩu học và quá trình chuyển đổi năng lượng hiện nay sẽ đè nặng lên nền kinh tế Đức trong những năm tới.
Tuy nhiên, tất cả không phải là ảm đạm.
Sự phục hồi chậm chạp của Trung Quốc cũng có thể dễ dàng mang lại một số bất ngờ tích cực tạm thời.
Ngoài ra, lạm phát cơ bản giảm và giá năng lượng và thực phẩm giảm thực tế kết hợp với mức lương cao hơn sẽ hỗ trợ tiêu dùng tư nhân trong nửa cuối năm.
Chỉ số Ifo đáng thất vọng hiện nay cho thấy sự lạc quan vào nền kinh tế Đức đang mờ nhạt dần và nền kinh tế phải đối mặt với những lo ngại về tăng trưởng mới.
Hiện không có sơ sở để dự báo nền kinh tế sẽ rơi vào suy thoái trong vài năm tới, nhưng với một số thách thức ngắn hạn và dài hạn, tăng trưởng sẽ vẫn không mấy khả quan.
CK
Nguồn: VITIC/think.ing.com
Thiệt hại kinh tế ngày càng sâu sắc khiến ECB rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan
PMI khu vực Eurozone giảm trở lại trong tháng 6, xác nhận sự yếu kém của nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại, thấp nhất trong 5 tháng qua
Ba Lan trong chuỗi cung ứng toàn cầu: cơ hội và rủi ro
Số liệu lạm phát của Hoa Kỳ có thể làm cho Fed tạm dừng tăng lãi suất
Nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ
Lạm phát của Ấn Độ vẫn giảm
Triển vọng lạm phát khu vực Eurozone có tác động đối với ECB
BIS: Nền kinh tế thế giới đang ở thời điểm quan trọng trong cuộc chiến lạm phát
Kinh tế New Zealand chính thức rơi vào suy thoái
Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại được cải thiện, BOJ tiếp tục duy trì lãi suất cực thấp
Nền kinh tế toàn cầu đang không đồng bộ
Lo ngại suy thoái kinh tế đang ngày một gia tăng