VN hưởng lợi từ việc EU mở hạn ngạch thép nhập khẩu theo quốc gia
Thứ năm, 29-6-2023AsemconnectVietnam - Theo quy định mới, thành viên của WTO là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu với từng loại sản phẩm.
Bộ Công Thương cho biết ngày 26/6, Liên minh châu Âu (EU) ban hành Quy định (EU) 2023/1301, sửa đổi Quy định (EU) 2019/159 về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu.
Quy định sửa đổi trên được đưa ra sau cuộc điều tra đánh giá việc chấm dứt sớm biện pháp tự vệ trước tháng 6/2023 có hợp lý hay không theo dữ liệu nhập khẩu tổng hợp năm 2022.
Cùng đó, quy định sửa đổi trên duy trì biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu vào EU cho đến ngày hết hạn là 30/6/2024. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.
Tất cả hạn ngạch thuế quan (TRQ) của biện pháp tự vệ thép sẽ tiếp tục tăng 4% kể từ ngày 1/7/2023. Bất kỳ thành viên nào của WTO là nước đang phát triển đều được miễn trừ áp dụng nếu tỷ trọng xuất khẩu của nước đó vào EU duy trì dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm.
Ngoài ra, nếu trong một danh mục nhất định, tỷ trọng chung của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển (có tỷ trọng riêng lẻ dưới 3%) tổng vượt quá 9%, tất cả các nước đang phát triển sẽ phải chịu chung biện pháp trong danh mục sản phẩm đó.
Ủy ban cam kết giám sát mức tăng nhập khẩu sau khi biện pháp được thông qua và thường xuyên rà soát danh sách các quốc gia được loại trừ.
Theo Quy định trên, những quốc gia hưởng lợi từ việc mở hạn ngạch theo quốc gia gồm Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Moldova, Bắc Macedonia, Oman, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.
Đặc biệt, Việt Nam bị áp dụng thêm đối với category 26 và loại bỏ khỏi category 3A so với phạm vi áp dụng cũ. Tất cả các nước đang phát triển được đưa vào danh mục 4B, 5, 25B và 28 vì có tổng tỷ trọng nhập khẩu vào năm 2022 thấp hơn 3% đang cao hơn 9%.
Biện pháp tự vệ thép được đưa ra từ mùa Hè 2018 sau khi Hoa Kỳ áp thuế 25% đối với EU và các nước khác vì lý do an ninh quốc gia và lo ngại thị trường châu Âu bị sa lầy bởi thừa công suất.
Năm 2022, Belarus và Nga hoàn toàn bị loại khỏi thị trường thép EU và hạn ngạch của họ được phân bổ lại. Biện pháp tự vệ thép của EU sẽ hết hạn vào năm tới nhưng dường như sẽ tiếp tục được kéo dài, đặc biệt nếu động cơ ban đầu của quy định thuế quan Mục 232 của Hoa Kỳ - hiện được chuyển thành hạn ngạch thuế quan, vẫn được áp dụng để chống lại EU.
Như vậy, cùng với quy định cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), các biện pháp tự vệ này sẽ gia tăng rào cản cho xuất khẩu thép vào EU./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Liên minh châu Âu đạt bước tiến mới về dự luật năng lượng tái tạo
Mỹ: Bang California ban hành luật mới nhằm quản lý giá xăng dầu
Mỹ xem xét các hạn chế mới đối với xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 28/6: Giá vàng phục hồi nhẹ
Đức, Pháp và Italy cam kết tăng hợp tác trong việc mua nguyên liệu thô
Saudi Aramco: Thị trường dầu mỏ sẽ duy trì ổn định từ nay đến cuối năm
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới ngày 27/6: Giá xăng dầu trái chiều
Saudi Aramco: Thị trường dầu mỏ sẽ duy trì ổn định từ nay đến cuối năm
Ngũ cốc được vận chuyển đến châu Phi đã tăng gấp đôi trong 6 tháng qua
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới 26/6: Giá xăng dầu tăng hơn 1%
Hãng dầu khí Indonesia lên kế hoạch xây nhà máy lọc dầu ở Kenya
Indonesia vạch lộ trình chiến lược sử dụng hydro đến năm 2060
Điểm lại thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo châu Á tiếp tục tăng
Quan chức Mỹ và Liên hợp quốc thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...