CPI lõi của Nhật Bản cao nhất trong 42 năm qua
Thứ bảy, 1-7-2023AsemconnectVietnam - Báo Yomiuri ngày 23/6 cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Nhật Bản trong tháng 5/2023 đã vượt dự báo, trong khi lạm phát tiêu dùng lõi ghi nhận mức tăng theo năm cao nhất trong vòng 42 năm qua.
Các chỉ số này càng làm tăng khả năng sức ép từ lạm phát khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phải loại bỏ dần các biện pháp kích thích lớn.
Các chuyên gia phân tích cho biết, sự gia tăng này là do giá thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày tăng đều đặn, khiến các hộ gia đình đang đối mặt với khó khăn về chi tiêu.
Chỉ số CPI cơ bản trên toàn quốc, không bao gồm thực phẩm tươi sống nhưng bao gồm các mặt hàng năng lượng, đã tăng 3,2% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù con số này giảm so với mức 3,4% của tháng 4 năm nay, nhưng cao hơn so với mức tăng dự báo 3,1% của thị trường.
Chỉ số CPI lõi, không bao gồm chi phí nhiên liệu và thực phẩm tươi sống, trong tháng 5 vừa qua ở mức 4,3%, cao hơn mức 4,1% trong tháng 4 và là mức cao nhất kể từ tháng 6/1981. Chỉ số này được BoJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo quan trọng đánh giá xu hướng giá cả biến động theo nhu cầu trong nước.
Việc chỉ số CPI lõi của tháng 5 năm nay ở mức 4,3%, tức là cao hơn mức mục tiêu 2% của BoJ trong 14 tháng liên tiếp, đang làm dấy lên những lo ngại về quan điểm của BoJ rằng lạm phát tăng do chi phí trong thời gian gần đây chỉ là con số tạm thời.
Khi đề cập đến tác động của tình trạng tăng giá các loại thực phẩm không tươi sống đối với CPI cơ bản, ông Darren Tay, chuyên gia kinh tế Nhật Bản tại Capital Economics, nhận định: Một trong những nguyên nhân chính là lạm phát giá thực phẩm và chỉ số hiện nay chưa thể hiện mức lạm phát thực phẩm cao nhất. Trong khi chi phí năng lượng giảm 8,2% trong tháng 5 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái nhờ các biện pháp trợ cấp của chính phủ, lạm phát lương thực đã tăng từ mức 9% của tháng 4 lên 9,2% trong tháng 5 do giá các mặt hàng như gà rán, bánh mì kẹp thịt đều đã tăng.
Dữ liệu cho thấy giá phòng khách sạn cũng tăng 9,2% trong tháng 5, cao hơn mức tăng 8,1% trong tháng 4, một dấu hiệu chứng tỏ nhu cầu du lịch hồi phục mạnh mẽ đã cho phép các nhà kinh doanh khách sạn áp mức phí cao hơn.
Với việc lạm phát luôn cao mức mục tiêu trong hơn một năm, thị trường đang sôi sục với đồn đoán rằng BoJ sẽ sớm bắt đầu loại bỏ dần các biện pháp kích thích của mình, vốn đang bị các chuyên gia kinh tế chỉ trích là bóp méo thị trường và làm tổn hại đến lợi nhuận của các tổ chức tài chính.
Thống đốc Kazuo Ueda cho biết, BoJ đã sẵn sàng duy trì chính sách kích thích cho đến khi lạm phát ổn định ở mức mục tiêu 2% và đi kèm với việc tăng lương. Ông Ueda dự kiến lạm phát tiêu dùng lõi sẽ xuống dưới mức 2% vào tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay, mặc dù giá cả tăng liên tục khiến quan điểm đó bị nghi ngờ.
Trong dự báo gần đây nhất được đưa ra vào tháng 4, BoJ dự kiến lạm phát tiêu dùng cơ bản sẽ đạt 1,8% trong năm tài chính hiện tại kết thúc vào tháng 3/2024.
Con số này thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 2,6% trong cuộc thăm dò do Reuters thực hiện vào tháng 5 vừa qua.
Dữ liệu CPI tháng 5 vừa công bố càng làm tăng khả năng BoJ sẽ điều chỉnh dự báo lạm phát của mình trong lần đánh giá hàng quý tiếp theo vào tháng 7 tới đây.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại, thấp nhất trong 5 tháng qua
Ba Lan trong chuỗi cung ứng toàn cầu: cơ hội và rủi ro
Số liệu lạm phát của Hoa Kỳ có thể làm cho Fed tạm dừng tăng lãi suất
Nền kinh tế toàn cầu đang trì trệ
Lạm phát của Ấn Độ vẫn giảm
Triển vọng lạm phát khu vực Eurozone có tác động đối với ECB
BIS: Nền kinh tế thế giới đang ở thời điểm quan trọng trong cuộc chiến lạm phát
Kinh tế New Zealand chính thức rơi vào suy thoái
Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại được cải thiện, BOJ tiếp tục duy trì lãi suất cực thấp
Nền kinh tế toàn cầu đang không đồng bộ
Lo ngại suy thoái kinh tế đang ngày một gia tăng
Quan chức Mỹ: Áp trần giá dầu gây khó khăn cho kinh tế Nga
Trung Quốc đầu tư mạnh vào thị trường Mexico
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...