Giới thiệu một số quy định về nhãn mác bắt buộc đối với hàng công nghiệp khi vào thị trường Bắc Âu - Phần 9: nhãn giày dép
Thứ tư, 21-6-2023AsemconnectVietnam - Việc đưa ra thị trường giày dép, hoặc các bộ phận chính của giày dép khi được bán riêng lẻ, phải tuân thủ các quy định ghi nhãn của Liên minh Châu Âu (EU) theo Chỉ thị 94/11/EC về việc áp dụng luật, quy định và điều khoản hành chính của các Quốc gia Thành viên liên quan đến việc dán nhãn vật liệu được sử dụng trong các thành phần chính của giày dép để bán cho người tiêu dùng.
Việc đưa ra thị trường giày dép, hoặc các bộ phận chính của giày dép khi được bán riêng lẻ, phải tuân thủ các quy định ghi nhãn của Liên minh Châu Âu (EU) theo Chỉ thị 94/11/EC về việc áp dụng luật, quy định và điều khoản hành chính của các Quốc gia Thành viên liên quan đến việc dán nhãn vật liệu được sử dụng trong các thành phần chính của giày dép để bán cho người tiêu dùng.
Yêu cầu của nhãn
Việc ghi nhãn phải mô tả chất liệu của ba bộ phận chính của giày dép (mũ trên, lớp lót, và đế ngoài), nêu rõ trong từng trường hợp liệu chất liệu đó là da thuộc, da phủ, vải dệt hay loại khác. Nếu không có vật liệu đơn lẻ nào chiếm ít nhất 80% sản phẩm, thì nhãn phải truyền đạt thông tin về hai vật liệu chính được sử dụng.
Vì mục đích này, nó có thể được lựa chọn giữa việc sử dụng chữ tượng hình hoặc chỉ dẫn bằng ngôn ngữ của các quốc gia thành viên EU. Khi chữ tượng hình được sử dụng, cần phải phù hợp với các quy định của Phụ lục I của Chỉ thị.
Việc giám sát và kiểm tra xem thành phần của sản phẩm có phù hợp với thông tin do nhãn cung cấp hay không có thể diễn ra ở bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng (ví dụ: thông quan, kho của nhà phân phối, đại lý bán buôn hoặc bán lẻ).
Việc ghi nhãn phải được được đặt, ít nhất, trên một chiếc mỗi đôi. Nhãn có thể được in, dán, dập nổi hoặc sử dụng nhãn đính kèm. Việc gắn nhãn phải đảm bảo chắc chắn, dễ nhìn, dễ tiếp cận, kích thước của các biểu tượng đủ lớn đảm bảo dễ hiểu.
Người chịu trách nhiệm cung cấp nhãn và đảm bảo tính chính xác của nhãn là:
• Nhà sản xuất, nếu được thành lập ở EU; hoặc
• Đại lý được ủy quyền, khi nhà sản xuất không được thành lập ở EU; hoặc
• Người chịu trách nhiệm đầu tiên đưa giày dép vào thị trường EU, nếu cả nhà sản xuất và đại lý đều không được thành lập tại EU;
• Nhà bán lẻ sẽ vẫn chịu trách nhiệm đảm bảo rằng giày dép có dán nhãn phù hợp.
Quy định cụ thể đối với giày dép
Quy định về nhãn ở trên không bao gồm các loại giày dép cụ thể được điều chỉnh bởi một số qui định dưới đây:
• Giày bảo hộ được điều chỉnh bởi Quy định (EU) 2016/425 về thiết bị bảo hộ cá nhân thay thế Chỉ thị 89/686/EEC (ví dụ ủng có mũi bằng théo – HS640110);
• Giày dép chịu sự điều chỉnh của Quy định (EC) 1907/2006 liên quan đến REACH (ví dụ giày dép có chứa amiăng - HS 681291);
Đối với giày PPE, theo quy định, bắt buộc phải mang nhãn bao gồm những nội dung sau:
• Dấu CE (được gắn vĩnh viễn trên sản phẩm, bao bì hoặc tài liệu);
• Nhãn truy xuất nguồn gốc sản phẩm (ví dụ: ID sản phẩm, địa chỉ nhà nhập khẩu/nhà sản xuất và thông tin liên hệ);
• Cách sử dụng cấu trúc;
• Số nhận dạng Notified Body (đối với giày loại III);
• Biểu tượng hoặc dấu hiệu cảnh báo về rủi ro mà PPE được dùng để bảo vệ.
Ủy ban châu Âu đang nghiên cứu về việc dán nhãn xuất xứ bắt buộc ('nhãn sản xuất') ở Châu Âu đối với tất cả các sản phẩm phi thực phẩm, bao gồm cả giày dép. Cho đến nay, ghi nhãn sản xuất là tự nguyện.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Đan Mạch,
Na Uy, Iceland, và Latvia
Những thay đổi trong kiểm soát một số thực phẩm Việt Nam vào EU
3 sản phẩm Việt vẫn phải chịu biện pháp kiểm soát chính thức của EU
Ủy ban Thương mại quốc tế ban hành bản câu hỏi về thiệt hại trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá với túi mua hàng bằng giấy nhập khẩu từ Việt Nam
Đài Loan siết chặt quản lý nguyên liệu thực phẩm chiết xuất từ hạt bông cải xanh
Quy định mới của EU đối với một số sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng
Cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm liên quan tới mặt đá thạch anh nhập khẩu
Thái Lan ban hành kết luận cuối cùng trong 02 vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ từ nhập khẩu Việt Nam
Châu Âu có quy định mới về cấm nhập khẩu càphê liên quan đến phá rừng
EU nới quy định an toàn thực phẩm đối với mỳ ăn liền Việt Nam
Quy định mới của EU với một số sản phẩm liên quan đến phá rừng
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu
Ủy ban châu Âu gia hạn các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine
Úc đề xuất không áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Amoni nitrat có xuất xứ từ Việt Nam