Mỹ tiến hành rà soát biện pháp tự vệ với sản phẩm tế bào quang điện
Thứ ba, 20-6-2023AsemconnectVietnam - Theo Cục Phòng vệ thương mại, tháng 2 năm 2018, Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế tự vệ với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu, dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Biện pháp có hiệu lực trong 4 năm.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ban hành thông báo tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp tự vệ với sản phẩm tế bào quang điện, đã hoặc chưa được lắp một phần hay toàn bộ vào các sản phẩm khác (gọi chung là “pin năng lượng mặt trời”.)
Việc này nhằm đánh giá các thay đổi của ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ sau khi biện pháp được áp dụng. Trên cơ sở đó, nếu cần thiết, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ có thể đề xuất thay đổi biện pháp.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, tháng 2 năm 2018, Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế tự vệ với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu, dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Biện pháp có hiệu lực trong 4 năm.
Tháng 2 năm 2022, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ra quyết định tiếp tục gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ nêu trên thêm 4 năm.
Cụ thể, Hoa Kỳ áp dụng hình thức hạn ngạch thuế quan, mức hạn ngạch là 5 gigawatt (tăng gấp đôi so với biện pháp gốc). Sản phẩm nhập khẩu trong hạn ngạch vẫn không bị áp thuế tự vệ, chỉ chịu thuế nhập khẩu theo biểu thuế hiện hành của Hoa Kỳ (hiện đang là 0%).
Sản phẩm nhập khẩu ngoài hạn ngạch bị áp thuế tự vệ là 14,75% cho năm đầu tiên (đã giảm 0,25% so với biện pháp gốc) và sẽ giảm dần qua các năm tiếp theo (mỗi năm giảm 0,25% so với mức thuế của năm trước đó), cộng thêm vào thuế nhập khẩu hiện hành. Biện pháp này có hiệu lực trong vòng 4 năm.
Theo quy định, đối với các biện pháp tự vệ có hiệu lực áp dụng trên 3 năm, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ phải tiến hành rà soát giữa kỳ, báo cáo Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình điều chỉnh của ngành sản xuất nội địa sau khi biện pháp tự vệ được áp dụng và có thể đưa ra đề xuất điều chỉnh (giảm, thay đổi hoặc chấm dứt biện pháp), nếu cần thiết. Báo cáo nêu trên phải nộp trước thời điểm giữa kỳ của thời hạn áp dụng biện pháp dự kiến trước ngày 6 tháng 2 năm 2024.
Các bên liên quan muốn tham gia rà soát giữa kỳ phải đăng ký với Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong vòng 21 ngày từ ngày thông báo rà soát được công bố.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, để chuẩn bị cho báo cáo rà soát lần này, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ tổ chức một phiên điều trần vào 9 giờ 30 phút ngày 14 tháng 11 năm 2023 (giờ Hoa Kỳ).
Thời hạn đăng ký tham dự phiên điều trần trước ngày 7 tháng 11 năm 2023. Thông tin chi tiết của phiên điều trần được đăng tải tại https://www.usitc.gov/calendarpad/calendar.html./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/my-tien-hanh-ra-soat-bien-phap-tu-ve-voi-san-pham-te-bao-quang-dien/869161.vnp
Việc này nhằm đánh giá các thay đổi của ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ sau khi biện pháp được áp dụng. Trên cơ sở đó, nếu cần thiết, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ có thể đề xuất thay đổi biện pháp.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, tháng 2 năm 2018, Hoa Kỳ ban hành lệnh áp thuế tự vệ với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu, dưới hình thức hạn ngạch thuế quan. Biện pháp có hiệu lực trong 4 năm.
Tháng 2 năm 2022, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ra quyết định tiếp tục gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ nêu trên thêm 4 năm.
Cụ thể, Hoa Kỳ áp dụng hình thức hạn ngạch thuế quan, mức hạn ngạch là 5 gigawatt (tăng gấp đôi so với biện pháp gốc). Sản phẩm nhập khẩu trong hạn ngạch vẫn không bị áp thuế tự vệ, chỉ chịu thuế nhập khẩu theo biểu thuế hiện hành của Hoa Kỳ (hiện đang là 0%).
Sản phẩm nhập khẩu ngoài hạn ngạch bị áp thuế tự vệ là 14,75% cho năm đầu tiên (đã giảm 0,25% so với biện pháp gốc) và sẽ giảm dần qua các năm tiếp theo (mỗi năm giảm 0,25% so với mức thuế của năm trước đó), cộng thêm vào thuế nhập khẩu hiện hành. Biện pháp này có hiệu lực trong vòng 4 năm.
Theo quy định, đối với các biện pháp tự vệ có hiệu lực áp dụng trên 3 năm, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ phải tiến hành rà soát giữa kỳ, báo cáo Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ về tình hình điều chỉnh của ngành sản xuất nội địa sau khi biện pháp tự vệ được áp dụng và có thể đưa ra đề xuất điều chỉnh (giảm, thay đổi hoặc chấm dứt biện pháp), nếu cần thiết. Báo cáo nêu trên phải nộp trước thời điểm giữa kỳ của thời hạn áp dụng biện pháp dự kiến trước ngày 6 tháng 2 năm 2024.
Các bên liên quan muốn tham gia rà soát giữa kỳ phải đăng ký với Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ trong vòng 21 ngày từ ngày thông báo rà soát được công bố.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị, để chuẩn bị cho báo cáo rà soát lần này, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ tổ chức một phiên điều trần vào 9 giờ 30 phút ngày 14 tháng 11 năm 2023 (giờ Hoa Kỳ).
Thời hạn đăng ký tham dự phiên điều trần trước ngày 7 tháng 11 năm 2023. Thông tin chi tiết của phiên điều trần được đăng tải tại https://www.usitc.gov/calendarpad/calendar.html./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/my-tien-hanh-ra-soat-bien-phap-tu-ve-voi-san-pham-te-bao-quang-dien/869161.vnp
Vùng Viễn Đông của LB Nga tìm cách thúc đẩy giao thương với Việt Nam
Đối thoại EAEC-ASEAN: Thêm động lực để tăng cường, đa dạng hóa hợp tác
Hợp tác thương mại vừa là trụ cột vừa là động lực của quan hệ Việt-Hàn
AsiaBerlin Summit 2023: Cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi
Mỹ và Anh thiết lập quan hệ đối tác kinh tế chưa từng có
Đề xuất Hải quan Trung Quốc sớm ký Nghị định thư về an toàn thực phẩm
Hoa Kỳ gia hạn điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ từ Việt Nam
Tạo cơ hội mới thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM và tỉnh Chungcheongbuk
Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác với Anh, Hong Kong và Litva
OECD ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE
Hiệp định CEPA: Cơ hội lớn cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
ASEAN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để mở rộng hợp tác kinh tế
Australia củng cố hợp tác thương mại với châu Âu thông qua FTA
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...