Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5
Chủ nhật, 25-6-2023AsemconnectVietnam - Doanh số bán lẻ của Mỹ bất ngờ tăng trong tháng 5, cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đang phục hồi trước những thách thức kinh tế ngày càng gia tăng.
Tổng doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5 tăng 0,3%, sau khi đã tăng 0,4% trong tháng 4, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố hôm thứ 5 (15/6). Nếu ngoại trừ doanh số bán ô tô và bán xăng dầu thì doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5 tăng 0,4%.
Tổng doanh số bán lẻ tháng 5 tốt hơn nhiều so với ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế, khi họ dự báo tổng doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 5 sẽ giảm 0,2%.
Doanh số của 10 trong số 13 danh mục bán lẻ đã tăng trong tháng 5, các số liệu này phản ánh người dân đang chi tiêu nhiều hơn cho vật liệu xây dựng và ô tô. Mặc dù các số liệu trên tốt hơn dự kiến, nhưng chúng vẫn cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đang ở mức vừa phải hơn so với năm ngoái. Người Mỹ vẫn tiếp tục chi tiêu ngay cả trong bối cảnh giá cả tăng cao và lãi suất cao hơn, điều này được hỗ trợ bởi thị trường việc làm vẫn sôi động và các khoản tiết kiệm đang được đem ra để chi tiêu.
Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Mỹ vẫn "chậm chạp" trong tháng 5, cho thấy các nhà sản xuất đang ngày càng thận trọng trước nhu cầu toàn cầu suy yếu và chi tiêu bị thắt chặt.
Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới công bố, chỉ số sản xuất của ngành chế tạo (Manufacturing output) tăng 0,1% trong tháng 5 so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng công nghiệp (industrial production) tháng 5, bao gồm khai thác mỏ và hệ thống phụ trợ, đã giảm 0,2% so với tháng 4.
Các số liệu khác thì lại như đang "vẽ một bức tranh hỗn loạn" khi hoạt động sản xuất của nhà máy lại tăng đối với hàng hoá là xe ô tô, thiết bị hàng không vũ trụ và thiết bị gia dụng, nhưng sản lượng hàng tiêu dùng, bao gồm quần áo, đồ điện tử thì lại giảm.
Các nhà sản xuất của Mỹ phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm nhu cầu hàng hóa yếu đi khi các hộ gia đình có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào các dịch vụ nhà hàng ăn uống và du lịch trải nghiệm.
Mặt khác, các tiêu chuẩn tín dụng khắt khe hơn và lãi suất cao hơn có nguy cơ khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ phải "thắt lưng buộc bụng", trong khi các khách hàng nước ngoài cũng đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính riêng.
Bất chấp sự gia tăng trong hoạt động sản xuất của nhà máy, dữ liệu khảo sát gần đây cho thấy lĩnh vực này đang gặp khó khăn trong việc đạt được "lực kéo". Báo cáo mới nhất của Viện Quản lý cung ứng (ISM) cho thấy, hoạt động sản xuất đã giảm trong 7 tháng liên tiếp tính đến tháng 5. Báo cáo của Fed cũng cho thấy mức sử dụng công suất tại các nhà máy, thước đo sản lượng tiềm năng, giữ ở mức 78,4% và hoạt động khai thác giảm 0,4% trong tháng 5, phản ánh sự sụt giảm trong hoạt động khoan giếng dầu khí.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Nhật Bản: Thâm hụt thương mại được cải thiện, BOJ tiếp tục duy trì lãi suất cực thấp
Nền kinh tế toàn cầu đang không đồng bộ
Lo ngại suy thoái kinh tế đang ngày một gia tăng
Quan chức Mỹ: Áp trần giá dầu gây khó khăn cho kinh tế Nga
Trung Quốc đầu tư mạnh vào thị trường Mexico
Hai mũi nhọn phục hồi kinh tế của Trung Quốc suy yếu
Nỗi lo nợ nần của người dân có thể khiến kinh tế Trung Quốc suy yếu
Tăng trưởng kinh tế Ấn Độ được dự đoán vượt xa Trung Quốc
Nguy cơ thất nghiệp tại Trung Quốc ngày một lớn
Lạm phát Hungary giảm hơn dự kiến
Goldman Sachs điều chỉnh giảm nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái
Thổ Nhĩ Kỳ: Lạm phát giảm nhưng dịch vụ vẫn khó khăn
WB: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008
Nga kỳ vọng GDP tăng trưởng 1% cho năm 2023
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...