IEA: Sản lượng năng lượng tái tạo tăng do lo ngại về xung đột Ukraine
Thứ hai, 19-6-2023AsemconnectVietnam - IEA cho biết đóng góp phần lớn vào mức tăng hơn 30% là việc triển khai mạnh mẽ các hệ thống năng lượng mặt trời và năng lượng gió, phản ánh nhu cầu tìm những giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Sản lượng năng lượng tái tạo tăng thêm của cả thế giới năm 2023 dự kiến sẽ cao hơn 30% so với năm ngoái trong bối cảnh có nhiều quan ngại về an ninh năng lượng liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong báo cáo mới công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo sản lượng năng lượng tái tạo mới sẽ tăng 107 gigawatt so với năm 2022, mức tăng kỷ lục, lên hơn 440 gigawatt trong năm 2023.
Đóng góp phần lớn vào mức tăng này là việc triển khai mạnh mẽ các hệ thống năng lượng mặt trời và năng lượng gió, phản ánh nhu cầu tìm những giải pháp thay thế nhiên liệu hóa thạch. Tổng sản lượng năng lượng tái tạo trong năm tới dự kiến sẽ tăng lên 4.500 gigawat.
Châu Âu ghi nhận mức tăng trưởng nhanh do cuộc khủng hoảng năng lượng liên quan đến xung đột Ukraine, trong khi các biện pháp chính sách mới được cho là sẽ giúp sản lượng của Mỹ và Ấn Độ tăng đáng kể trong 2 năm tới.
Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, đóng góp tới 55% tổng sản lượng năng lượng tái tạo tăng thêm trong năm 2023 và 2024.
Xét về các nguồn năng lượng, trong năm 2023, năng lượng Mặt trời chiếm 2/3 mức tăng sản lượng, trong khi năng lượng gió cũng được dự báo tăng mạnh gần 70% so với năm 2022, sau 2 năm đình trệ.
Theo IEA, nguyên nhân thúc đẩy năng lượng gió tăng trưởng mạnh là việc hoàn thành các dự án bị trì hoãn do các quy định phòng dịch COVID-19 ở Trung Quốc và tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng ở châu Âu và Mỹ.
Trong một báo cáo được công bố hồi tháng trước, IEA cho biết đầu tư toàn cầu vào công nghệ năng lượng sạch trong năm 2023 dự kiến sẽ vượt xa đáng kể mức chi tiêu cho nhiên liệu hóa thạch.
Trong số 2.800 tỷ USD dự kiến đầu tư vào lĩnh vực năng lượng trong năm 2023, hơn 1.700 tỷ USD là vào các lĩnh vực năng lượng sạch như năng lượng tái tạo và điện hạt nhân. Chỉ có hơn 1.000 tỷ USD dự kiến sẽ được chi cho ngành than, khí đốt và dầu mỏ./.
Nguồn: vietnamplus.vn
Nhập khẩu phế liệu của Hàn Quốc giảm trong tháng 5/2023
Xuất nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023
Hungary: Nguồn cung năng lượng không được đảm bảo nếu không có Nga
Chính phủ Ukraine có thể mất hơn 20 năm để phục hồi ngành nông nghiệp
Dịch vụ mới giúp công ty coca, càphê tránh vi phạm luật mới của EU
IEA: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt đỉnh vào cuối thập niên này
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới: Giá gas giảm nhẹ do hàng tồn kho dồi dào, giá thép xây dựng tăng liên tiếp phiên thứ 2
Pháp hướng tới giải pháp bền vững nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc men
Tổng thống Nga phê chuẩn thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc
Liên hợp quốc nỗ lực để gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Thị trường hàng hóa thế giới ngày 13/6: Giá cà phê đồng loạt giảm, giá gas tăng nhẹ
Xuất khẩu thép cuộn của Brazil giảm trong tháng 5/2023
Xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 5 giảm tháng thứ 9 liên tiếp
Sản lượng thép thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 10/6 giảm
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...