Campuchia thúc đẩy thỏa thuận thanh toán xuyên biên giới với Việt Nam
Thứ hai, 19-6-2023AsemconnectVietnam - Phó Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia Chea Serey cho ra rằng việc thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới sẽ mở rộng lưu thông đồng riel, tạo thuận lợi hơn cho người dân.
Phó Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia (NBC) Chea Serey cho biết NBC sẽ sớm ký các thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (BOL), cũng như các quốc gia khác trong khu vực nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ trong nền kinh tế thông qua tiến bộ công nghệ, giúp thuận tiện cho người dân.
Phát biểu tại một sự kiện nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng riel với sự tham dự của khoảng 300 người là quan chức chính quyền địa phương, quan chức ngân hàng cấp tỉnh và sinh viên ở huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom, Phó Thống đốc NBC Chea Serey cho ra rằng việc thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới sẽ mở rộng lưu thông đồng riel.
Bởi lẽ, với phương thức thanh toán mới, người dùng được yêu cầu quét mã QR ở các quốc gia đó để thanh toán bằng đồng riel cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua ở nước ngoài từ tài khoản họ đã tạo với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính vi mô (MFI) bằng đồng riel ở Campuchia do không thể quét mã QR với đồng USD.
Phó Thống đốc NBC Chea Serey cho biết việc sử dụng đồng riel cũng sẽ được thúc đẩy khi khách du lịch đến và thanh toán bằng đồng riel với thương nhân Campuchia.
Bà nêu rõ: “Khi khách du lịch đến thăm đất nước của chúng ta, các thương nhân cần có mã QR cho phép du khách quét bằng đồng riel để thực hiện thanh toán. Vì vậy, nếu họ đặt mã QR bằng đồng USD tại quầy của họ, du khách sẽ không thể quét để thanh toán cho họ. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng đồng riel.”
Tuy nhiên, bà Serey không nói rõ thời điểm nào sẽ đạt được các thỏa thuận mới.
Bà Serey nói thêm rằng nhu cầu sử dụng đồng riel đang tăng dần khi lưu thông đồng riel ở Campuchia đã tăng trung bình 16,6% hàng năm, lên khoảng 14.100 tỷ riel vào năm 2022 so với mức xấp xỉ 356 triệu riel vào năm 1998, song việc giá trị đồng USD ngày một tăng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Campuchia, đặc biệt là lạm phát về ngoại hối.
Quan chức hàng đầu của NBC giải thích rằng giá trị đồng USD tăng, trong khi các ngoại tệ khác có giá trị ngày một giảm, cũng có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch của Campuchia vì khách du lịch nước ngoài cần chuyển đổi đồng nội tệ nước họ sang USD để thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ bằng USD tại Campuchia, mặc dù giá của chúng không tăng.
Phát biểu ngày 14/6 tại cuộc gặp mặt gần 20.000 công nhân nhà máy ở quận Por Senchey của thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh nền kinh tế Campuchia đã lưu thông đủ đồng riel, đồng thời cho biết thêm rằng chính phủ đã cho phép các doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài không cần chuyển đổi USD sang riel để trả lương cho nhân viên tại các nhà máy của họ.
Thủ tướng Hun Sen cho biết Chính phủ Campuchia đã nỗ lực duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô của Campuchia như kiềm chế lạm phát và giữ sức mua của người dân cũng như tiền mặt của người lao động mạnh bằng cách ngăn chặn tình trạng mất một phần thu nhập hoặc tiền lương của người lao động do đồng riel giảm giá so với đồng USD./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/campuchia-thuc-day-thoa-thuan-thanh-toan-xuyen-bien-gioi-voi-viet-nam/868735.vnp
Phát biểu tại một sự kiện nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng riel với sự tham dự của khoảng 300 người là quan chức chính quyền địa phương, quan chức ngân hàng cấp tỉnh và sinh viên ở huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom, Phó Thống đốc NBC Chea Serey cho ra rằng việc thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới sẽ mở rộng lưu thông đồng riel.
Bởi lẽ, với phương thức thanh toán mới, người dùng được yêu cầu quét mã QR ở các quốc gia đó để thanh toán bằng đồng riel cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mua ở nước ngoài từ tài khoản họ đã tạo với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính vi mô (MFI) bằng đồng riel ở Campuchia do không thể quét mã QR với đồng USD.
Phó Thống đốc NBC Chea Serey cho biết việc sử dụng đồng riel cũng sẽ được thúc đẩy khi khách du lịch đến và thanh toán bằng đồng riel với thương nhân Campuchia.
Bà nêu rõ: “Khi khách du lịch đến thăm đất nước của chúng ta, các thương nhân cần có mã QR cho phép du khách quét bằng đồng riel để thực hiện thanh toán. Vì vậy, nếu họ đặt mã QR bằng đồng USD tại quầy của họ, du khách sẽ không thể quét để thanh toán cho họ. Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng đồng riel.”
Tuy nhiên, bà Serey không nói rõ thời điểm nào sẽ đạt được các thỏa thuận mới.
Bà Serey nói thêm rằng nhu cầu sử dụng đồng riel đang tăng dần khi lưu thông đồng riel ở Campuchia đã tăng trung bình 16,6% hàng năm, lên khoảng 14.100 tỷ riel vào năm 2022 so với mức xấp xỉ 356 triệu riel vào năm 1998, song việc giá trị đồng USD ngày một tăng đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Campuchia, đặc biệt là lạm phát về ngoại hối.
Quan chức hàng đầu của NBC giải thích rằng giá trị đồng USD tăng, trong khi các ngoại tệ khác có giá trị ngày một giảm, cũng có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch của Campuchia vì khách du lịch nước ngoài cần chuyển đổi đồng nội tệ nước họ sang USD để thanh toán cho các sản phẩm hoặc dịch vụ bằng USD tại Campuchia, mặc dù giá của chúng không tăng.
Phát biểu ngày 14/6 tại cuộc gặp mặt gần 20.000 công nhân nhà máy ở quận Por Senchey của thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen nhấn mạnh nền kinh tế Campuchia đã lưu thông đủ đồng riel, đồng thời cho biết thêm rằng chính phủ đã cho phép các doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài không cần chuyển đổi USD sang riel để trả lương cho nhân viên tại các nhà máy của họ.
Thủ tướng Hun Sen cho biết Chính phủ Campuchia đã nỗ lực duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô của Campuchia như kiềm chế lạm phát và giữ sức mua của người dân cũng như tiền mặt của người lao động mạnh bằng cách ngăn chặn tình trạng mất một phần thu nhập hoặc tiền lương của người lao động do đồng riel giảm giá so với đồng USD./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/campuchia-thuc-day-thoa-thuan-thanh-toan-xuyen-bien-gioi-voi-viet-nam/868735.vnp
Đối thoại EAEC-ASEAN: Thêm động lực để tăng cường, đa dạng hóa hợp tác
Hợp tác thương mại vừa là trụ cột vừa là động lực của quan hệ Việt-Hàn
AsiaBerlin Summit 2023: Cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi
Mỹ và Anh thiết lập quan hệ đối tác kinh tế chưa từng có
Đề xuất Hải quan Trung Quốc sớm ký Nghị định thư về an toàn thực phẩm
Hoa Kỳ gia hạn điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ từ Việt Nam
Tạo cơ hội mới thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM và tỉnh Chungcheongbuk
Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác với Anh, Hong Kong và Litva
OECD ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE
Hiệp định CEPA: Cơ hội lớn cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
ASEAN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để mở rộng hợp tác kinh tế
Australia củng cố hợp tác thương mại với châu Âu thông qua FTA
Đông Bắc Ấn Độ và Việt Nam sở hữu tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...