Đối thoại EAEC-ASEAN: Thêm động lực để tăng cường, đa dạng hóa hợp tác
Thứ sáu, 16-6-2023AsemconnectVietnam - Tại phiên đối thoại kinh doanh giữa EAEC và ASEAN ngày 15/6, quan chức Nga cho biết ASEAN và các nước thành viên của khối có vị thế đáng kể trong chiến lược xoay trục của Nga sang phương Đông.
Ngày 15/6, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) lần thứ 26 ở Thủ đô phương Bắc của nước Nga đã diễn ra phiên đối thoại kinh doanh giữa Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EAEC) và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 5 năm ký Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Kinh tế Á-Âu và ASEAN về hợp tác kinh tế, cũng như kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Nga-ASEAN.
Cuộc đối thoại EAEC-ASEAN lần này nhằm tạo thêm các động lực để tăng cường và đa dạng hóa hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của chương trình nghị sự kinh tế và thương mại, kể cả nền kinh tế tuần hoàn, hiệu quả năng lượng, công nghiệp, an ninh lương thực, hậu cần, công nghệ kỹ thuật số và du lịch.
Tham dự cuộc đối thoại có ông Sergey Glazyev, thành viên Hội đồng (Bộ trưởng) về Hội nhập và Kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Á-Âu, ông Vladimir Ilyichev, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga, ông Evgeny Zagainov, Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại ASEAN (tham dự trực tuyến); ông Satwinder Singh, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Kang Zo, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại Myanmar. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng như Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga cũng tham dự.
Tại phiên đối thoại, các diễn giả đều khẳng định tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn giữa EAEC và ASEAN.
Ông Glazyev cho biết đối với EAEC, ASEAN là đối tác có trọng lượng nhất xét theo hệ thống các thỏa thuận. Tuy nhiên, kim ngạch trao đổi thương mại song phương thấp cho thấy giữa hai khối vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, và cần phải chuyển hóa những tiềm năng này thành kết quả thực tế.
Việc Nga xoay trục sang phương Đông và phương Nam hầu như vẫn chưa tác động đến các nước thành viên ASEAN. Ông Glazyev cho rằng một trong những hạn chế ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa hai khối hiện nay là vấn đề thanh toán.
Để giải quyết vấn đề này, ông đề xuất thanh toán bằng đồng nội tệ, hoặc bằng cách phát hành tiền điện tử bản vị vàng. Tuy nhiên, ông Glazyev cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin và hiểu biết về các lĩnh vực của nhau.
Về phần mình, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Satwinder Singh khẳng định phiên thảo luận này là nền tảng quan trọng để hai bên thúc đẩy tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Ông Singh nêu ba hướng tăng cường hợp tác giữa hai khối.
Thứ nhất là an ninh năng lượng, bởi đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành khối nhập khẩu ròng khí đốt và than đá. ASEAN cũng có thể hợp tác với EAEC trong lĩnh vực công nghệ tái tạo năng lượng để tận dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
Lĩnh vực thứ hai có thể hợp tác phát triển là công nghệ số hóa, bởi ngành này có thể giúp tăng mạnh GDP các nước thành viên. Ông Singh cũng đề xuất triển khai thương mại số hóa giữa các nước thành viên hai khối để tiến tới nền thương mại không cần đến “chứng từ giấy.”
Lĩnh vực hợp tác thứ ba là về nông sản và thực phẩm, hợp tác giữa hai khối trong lĩnh vực này, cũng như các công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới.
Về phần mình, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Nga, ông Evgeny Zagainov cho biết ASEAN và các nước thành viên của khối này có vị thế đáng kể trong chiến lược xoay trục của Nga sang phương Đông.
Ông Zagainov cho biết trong vòng một năm qua ông đã tham gia các đoàn lớn của Nga tới Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, để thúc đẩy thương mại.
Ông khẳng định ASEAN là thị trường quan trọng của Nga do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông, thị trường tiêu dùng lớn và hấp dẫn. Ông Zagainov đồng thời lưu ý tới lĩnh vực du lịch, vốn cũng rất nhiều tiềm năng đối với người dân cả hai khối./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doi-thoai-eaecasean-them-dong-luc-de-tang-cuong-da-dang-hoa-hop-tac/868510.vnp
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 5 năm ký Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Kinh tế Á-Âu và ASEAN về hợp tác kinh tế, cũng như kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược Nga-ASEAN.
Cuộc đối thoại EAEC-ASEAN lần này nhằm tạo thêm các động lực để tăng cường và đa dạng hóa hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của chương trình nghị sự kinh tế và thương mại, kể cả nền kinh tế tuần hoàn, hiệu quả năng lượng, công nghiệp, an ninh lương thực, hậu cần, công nghệ kỹ thuật số và du lịch.
Tham dự cuộc đối thoại có ông Sergey Glazyev, thành viên Hội đồng (Bộ trưởng) về Hội nhập và Kinh tế vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Á-Âu, ông Vladimir Ilyichev, Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga, ông Evgeny Zagainov, Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại ASEAN (tham dự trực tuyến); ông Satwinder Singh, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Kang Zo, Bộ trưởng Bộ Đầu tư và Kinh tế Đối ngoại Myanmar. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga cũng như Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga cũng tham dự.
Tại phiên đối thoại, các diễn giả đều khẳng định tiềm năng hợp tác kinh tế to lớn giữa EAEC và ASEAN.
Ông Glazyev cho biết đối với EAEC, ASEAN là đối tác có trọng lượng nhất xét theo hệ thống các thỏa thuận. Tuy nhiên, kim ngạch trao đổi thương mại song phương thấp cho thấy giữa hai khối vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, và cần phải chuyển hóa những tiềm năng này thành kết quả thực tế.
Việc Nga xoay trục sang phương Đông và phương Nam hầu như vẫn chưa tác động đến các nước thành viên ASEAN. Ông Glazyev cho rằng một trong những hạn chế ảnh hưởng đến trao đổi thương mại giữa hai khối hiện nay là vấn đề thanh toán.
Để giải quyết vấn đề này, ông đề xuất thanh toán bằng đồng nội tệ, hoặc bằng cách phát hành tiền điện tử bản vị vàng. Tuy nhiên, ông Glazyev cho rằng điều quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin và hiểu biết về các lĩnh vực của nhau.
Về phần mình, Phó Tổng thư ký ASEAN, ông Satwinder Singh khẳng định phiên thảo luận này là nền tảng quan trọng để hai bên thúc đẩy tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Ông Singh nêu ba hướng tăng cường hợp tác giữa hai khối.
Thứ nhất là an ninh năng lượng, bởi đến năm 2025, ASEAN sẽ trở thành khối nhập khẩu ròng khí đốt và than đá. ASEAN cũng có thể hợp tác với EAEC trong lĩnh vực công nghệ tái tạo năng lượng để tận dụng hiệu quả các nguồn năng lượng.
Lĩnh vực thứ hai có thể hợp tác phát triển là công nghệ số hóa, bởi ngành này có thể giúp tăng mạnh GDP các nước thành viên. Ông Singh cũng đề xuất triển khai thương mại số hóa giữa các nước thành viên hai khối để tiến tới nền thương mại không cần đến “chứng từ giấy.”
Lĩnh vực hợp tác thứ ba là về nông sản và thực phẩm, hợp tác giữa hai khối trong lĩnh vực này, cũng như các công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, thực phẩm có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới.
Về phần mình, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Nga, ông Evgeny Zagainov cho biết ASEAN và các nước thành viên của khối này có vị thế đáng kể trong chiến lược xoay trục của Nga sang phương Đông.
Ông Zagainov cho biết trong vòng một năm qua ông đã tham gia các đoàn lớn của Nga tới Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, để thúc đẩy thương mại.
Ông khẳng định ASEAN là thị trường quan trọng của Nga do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông, thị trường tiêu dùng lớn và hấp dẫn. Ông Zagainov đồng thời lưu ý tới lĩnh vực du lịch, vốn cũng rất nhiều tiềm năng đối với người dân cả hai khối./.
Nguồn: www.vietnamplus.vn/doi-thoai-eaecasean-them-dong-luc-de-tang-cuong-da-dang-hoa-hop-tac/868510.vnp
AsiaBerlin Summit 2023: Cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đổi
Mỹ và Anh thiết lập quan hệ đối tác kinh tế chưa từng có
Đề xuất Hải quan Trung Quốc sớm ký Nghị định thư về an toàn thực phẩm
Hoa Kỳ gia hạn điều tra xem xét phạm vi sản phẩm với tủ gỗ từ Việt Nam
Tạo cơ hội mới thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM và tỉnh Chungcheongbuk
Việt Nam tích cực thúc đẩy hợp tác với Anh, Hong Kong và Litva
OECD ấn tượng trước những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE
Hiệp định CEPA: Cơ hội lớn cho các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
ASEAN đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để mở rộng hợp tác kinh tế
Australia củng cố hợp tác thương mại với châu Âu thông qua FTA
Đông Bắc Ấn Độ và Việt Nam sở hữu tiềm năng hợp tác phát triển kinh tế
Bốn địa phương của Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Australia kiên quyết theo đuổi các cuộc đàm phán thương mại với EU
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...