Xuất nhập khẩu sắt thép của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023
Thứ sáu, 16-6-2023AsemconnectVietnam - Xuất khẩu thép của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 tăng 10,4%. Ngược lại nhập khẩu giảm 12,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Về xuất khẩu
Theo số liệu tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2023, xuất khẩu thép của nước ta đạt 1.133.456 tấn, tăng 16,4% so với tháng 3/2023. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu sắt thép các loại sang thị trường EU (27 nước) tăng cao tới 55% và đạt 1,36 triệu tấn. Trong khi đó, lượng sắt thép sang thị trường ASEAN là 1,53 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, xuất sang Ý chiếm 211.868 tấn, tăng 590,7% so với 5/2022; Mỹ 51.587 tấn, giảm 2,3%; tiếp theo là Tây Ban Nha 22.885 tấn, giảm 3,7%; tiếp đến là Malaysia với 67.941 tấn, giảm 0,1%; Campuchia 86.731 tấn, giảm 1,2%; Bỉ 59.089 tấn, tăng128,3%; Philippines 35.236 tấn, giảm 47,5%; Đài Loan 37.301 tấn, giảm 3,6%; Indonesia 48.009 tấn, tăng 126,3%; Hàn Quốc 25.182 tấn, giảm 66,9%; Vương Quốc Anh 22.613 tấn, không đổi so với cùng kỳ năm trước; Thái Lan21.170 tấn, giảm 30,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Lượng sắt thép các loại xuất khẩu theo tháng năm 2021-2022 và 5 tháng năm 2023
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong 5 tháng đầu năm 2023, nước ta đã xuất 4,38 triệu tấn, tăng 10,4%. Trong đó, xuất sang Ý chiếm 695.728 tấn, tăng 121,3% so với cùng kỳ năm 2022; Mỹ 296,771tấn, giảm 4,8%; tiếp theo là Tây Ban Nha 173.760 tấn, giảm 2,1%; tiếp đến là Malaysia với 382.826, tăng 23,4%; Campuchia 388.704 tấn, giảm 14,9%; Bỉ 210.494 tấn, giảm 23,1%; Philippines 145.144 tấn, giảm 30,5%; Đài Loan 123.928 tấn, giảm 29,4%; Indonesia 264.026 tấn, tăng 84,8%; Hàn Quốc 123.219 tấn, giảm 56.3%; Brazil 72.299 tấn, tăng 907,2%; Vương Quốc Anh 73.656 tấn, tăng 58,9%; Thái Lan 162.127 tấn, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Các thị trường Xuất khẩu thép chính của Việt Nam tháng 5/2023
Quốc gia
|
Tháng
5/2023
(tấn)
|
So với cùng
thời điểm năm
trước (%)
|
5 tháng đầu
năm 2022
(tấn)
|
So với cùng
thời điểm năm
trước (%)
|
Ý
|
211.868
|
+590,7
|
695.728
|
+121,3
|
Mỹ
|
51.587
|
-2,3
|
296,771
|
-4,8
|
Tây Ban Nha
|
22.885
|
-3,7
|
173.760
|
-2,1
|
Malaysia
|
67.941
|
-0,1
|
382.826
.
|
+23,4
|
Campuchia
|
86.731
|
-1,2
|
388.704
|
-14,9
|
Bỉ
|
59.089
|
+128,3
|
210.494
|
-23,1
|
Philippines
|
35.236
|
+ 15,2
|
145.144
|
-30,5
|
Đài Loan
|
37.301
|
-3,6
|
123.928
|
-29,4
|
Indonesia
|
48.009
|
+126,3
|
264.026
|
+84,8
|
Hàn Quốc
|
25.182
|
-66,9
|
123.219
|
-56.3
|
Vương Quốc Anh
|
22.613
|
|
73.656
|
+58,9
|
Thái Lan
|
21.170
|
-30,5
|
162.127
|
+20,1
|
Nguồn: steelorbis
Về nhập khẩu
Theo tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2023, Việt nam đã nhập 837.622 tấn thép, giảm 18,9% so với tháng 4/2023, đạt trị giá 772 triệu USD, giảm 13,5%. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường chính: Trung Quốc 433.541 tấn, giảm 42,7% so với tháng 5/2022; tiếp theo là Nhật Bản 128.015 tấn, giảm33,1%; Ấn Độ chiếm61.934 tấn, tăng 390%; Đài Loan 74.962 tấn giảm 17,8%; Hàn Quốc 67.643, giảm 34,4% và Indonesia 57.680 tấn, tăng 27,3% so với tháng 5/2022.
Trong 5 tháng đầu năm 2023 lượng nhập khẩu thép giảm 12,4% so với cùng kỳ xuống 4,60 triệu tấn, về lượng và giảm 29,7% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, nhập từTrung Quốc 2.495.520 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là Nhật Bản 737.379 tấn, giảm 15,3%; Ấn Độ chiếm 310.457 tấn, giảm 30,6%; Đài Loan 307.059 tấn giảm 38,1%; Hàn Quốc 408.730, giảm 27,2% và Indonesia 268.377 tấn, tăng 10,6% so với tháng 5/2022.
Các thị trường Nhập khẩu thép chính của Việt Nam tháng 5/2023
Quốc gia
|
Tháng 5/2023
(tấn)
|
So với cùng thời điểm năm trước (%)
|
5 tháng đầu năm 2022
(tấn)
|
So với cùng thời điểm năm trước (%)
|
Trung Quốc
|
433.541
|
-42,7
|
2.495.520
|
+14,8
|
Nhật Bản
|
128.015
|
-33,1
|
737.379
|
-15,3
|
Ấn Độ
|
61.934
|
+390
|
310.457
|
-30,6
|
Đài Loan
|
74.962
|
-17,8
|
307.059
|
-38,1
|
Hàn Quốc
|
67.643
|
-34,4
|
408.730
|
-27,2
|
Indonesia
|
57.680
|
+27,3
|
268.377
|
+10,6
|
Nguồn: Steelorbis
Nhập khẩu phế liệu trong tháng 5/2022 giảm
Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2023, nhập khẩu phế liệu của Việt Nam đạt 301.884 tấn, giảm 49,4% so với tháng liền trước. Trong đó, nhập nhiều nhất từ Nhật Bản với 84.797 tấn, giảm 46,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đứng thứ hai là Úc với 4.021 tấn, giảm 94,5%; tiếp đến là Mỹ 97.594 tấn, giảm 32,6% và Hồng Kông 30.972 tấn, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu phế liệu của nước ta đạt 2,14 triệu tấn, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái.Trong đó, nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 666.801 tấn, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2022. Đứng thứ hai là Úc với 116.034 tấn, giảm 27,2%; tiếp đến là Mỹ 675.118 tấn, tăng 64,6% và Hồng Kông 163.935, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Các thị trường Nhập khẩu phế liệu sắt chính của Việt Nam tháng 5/2023
Quốc gia
|
Tháng 5/2023
(tấn)
|
So với cùng thời điểm năm trước (%)
|
5 tháng đầu năm 2023
(tấn)
|
So với cùng thời điểm năm trước (%)
|
Nhật Bản
|
84.797
|
-46,2
|
666.801
|
+18,2
|
Úc
|
4.021
|
-94,5
|
116.034
|
-27,2
|
Mỹ
|
97.594
|
-32,6
|
675.118
|
+64,6
|
Hồng Kông
|
30.972
|
+56,6
|
163.935
|
-3,7
|
Nguồn: Steelorbis
N. Hảo
Nguồn: VITIC/Steelorbis/Tổngcụchảiquan
Nhập khẩu phế liệu của Hàn Quốc giảm trong tháng 5/2023
Hungary: Nguồn cung năng lượng không được đảm bảo nếu không có Nga
Chính phủ Ukraine có thể mất hơn 20 năm để phục hồi ngành nông nghiệp
Dịch vụ mới giúp công ty coca, càphê tránh vi phạm luật mới của EU
IEA: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đạt đỉnh vào cuối thập niên này
Thị trường năng lượng và kim loại thế giới: Giá gas giảm nhẹ do hàng tồn kho dồi dào, giá thép xây dựng tăng liên tiếp phiên thứ 2
Pháp hướng tới giải pháp bền vững nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc men
Tổng thống Nga phê chuẩn thỏa thuận cung cấp khí đốt cho Trung Quốc
Liên hợp quốc nỗ lực để gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
Thị trường hàng hóa thế giới ngày 13/6: Giá cà phê đồng loạt giảm, giá gas tăng nhẹ
Xuất khẩu thép cuộn của Brazil giảm trong tháng 5/2023
Xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 5 giảm tháng thứ 9 liên tiếp
Sản lượng thép thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 10/6 giảm
Deacero có kế hoạch giảm 56% lượng khí thải CO2 vào năm 2030