Những thay đổi trong kiểm soát một số thực phẩm Việt Nam vào EU
Thứ tư, 14-6-2023AsemconnectVietnam - Ngày 13/6, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) đã có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương về việc sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU.
Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo từ Ban thư ký Ủy ban SPS/WTO số G/SPS/N/EU/641 ngày 09/6/2023 của Liên minh châu Âu thông báo Quy định thực thi số (EU) 2023/1110 ngày 06/6/2023 sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào Liên minh thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng.
Theo đó, đối với sản phẩm mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt từ Việt Nam: đã phải chịu mức độ kiểm soát chính thức gia tăng và các điều kiện đặc biệt khi gia nhập Liên minh do nguy cơ nhiễm ethylene oxide kể từ tháng 12/2021. Các biện pháp kiểm soát chính thức được thực hiện bởi các quốc gia thành viên cho thấy những tiến bộ trong việc tuân thủ các yêu cầu liên quan được quy định trong pháp luật của Liên minh. Kết quả của những biện pháp kiểm soát đó cung cấp bằng chứng rằng việc đưa những thực phẩm đó vào Liên minh châu Âu không tạo ra rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe con người.
Do đó, không cần thiết phải tiếp tục quy định rằng mỗi lô hàng phải được kèm theo một giấy chứng nhận chính thức nêu rõ rằng tất cả các kết quả lấy mẫu và phân tích cho thấy tuân thủ Quy định (EC) số 396/2005. Đồng thời, các quốc gia thành viên nên tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát chính thức để đảm bảo rằng mức độ tuân thủ hiện tại sẽ được duy trì. Sản phẩm mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt từ Việt Nam tại Điểm 1, Phụ lục II của Quy định thực thi (EU) 2019/1793 được hủy bỏ và chuyển sang Phụ lục I của Quy định với tần suất kiểm tra được đặt ở mức 20% các lô hàng mì ăn liền vào Liên minh châu Âu.
Có 3 sản phẩm tiếp tục phải chịu biện pháp kiểm soát chính thức bao gồm: ớt chuông, đậu bắp và quả thanh long. Cụ thể, ớt chuông tần suất kiểm tra được đặt ở mức 50%; đậu bắp tần suất kiểm tra được đặt ở mức 50%; quả thanh long là 20%.
Nguồn: TTXVN
Ủy ban Thương mại quốc tế ban hành bản câu hỏi về thiệt hại trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá với túi mua hàng bằng giấy nhập khẩu từ Việt Nam
Đài Loan siết chặt quản lý nguyên liệu thực phẩm chiết xuất từ hạt bông cải xanh
Quy định mới của EU đối với một số sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng
Cảnh báo nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm liên quan tới mặt đá thạch anh nhập khẩu
Thái Lan ban hành kết luận cuối cùng trong 02 vụ việc rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép mạ hợp kim nhôm kẽm và thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam
Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn thời gian điều tra xem xét phạm vi sản phẩm và lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với tủ gỗ từ nhập khẩu Việt Nam
Châu Âu có quy định mới về cấm nhập khẩu càphê liên quan đến phá rừng
EU nới quy định an toàn thực phẩm đối với mỳ ăn liền Việt Nam
Quy định mới của EU với một số sản phẩm liên quan đến phá rừng
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gia hạn biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu
Ủy ban châu Âu gia hạn các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngũ cốc Ukraine
Úc đề xuất không áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm Amoni nitrat có xuất xứ từ Việt Nam
Túi giấy từ Việt Nam bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
Australia không áp thuế chống bán phá giá với Amoni nitrat từ Việt Nam
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...