Hungary đề xuất châu Âu xây đường ống khí đốt 300km từ Turkmenistan
Chủ nhật, 11-6-2023AsemconnectVietnam - Ngoại trưởng Hungary cho biết: “Turkmenistan có thể là một giải pháp dễ dàng để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, vì nước này có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tư trên thế giới."
Ngày 9/6, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố châu Âu cần xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 300km với công suất hằng năm là 30 tỷ mét khối để đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan, trong khi các đường ống hiện có ở Đông Nam Âu cần được nâng cấp.
Một phái đoàn Hungary do Thủ tướng Viktor Orban dẫn đầu cùng Bộ trưởng Năng lượng Csaba Lantos, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Marton Nagy và Bộ trưởng Văn hóa Janos Csak đã đến Turkmenistan ngày 8/6.
Trong chuyến thăm tới thủ đô Ashgabat, Thủ tướng Orban dự kiến sẽ gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow, đồng thời ký kết một số thỏa thuận hợp tác.
Theo Ngoại trưởng Hungary, “Turkmenistan có thể là một giải pháp dễ dàng để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, vì nước này có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ tư trên thế giới sau Nga, Iran và Qatar, đồng thời đứng thứ 11 trên thế giới về sản lượng.”
Trở ngại duy nhất là thiếu các tuyến đường ống dẫn khí đốt từ bờ Đông sang bờ Tây Biển Caspi. Ngoại trưởng Hungary nhấn mạnh: "Sau khi các vấn đề pháp lý được giải quyết, một đường ống dẫn khí đốt dài 300km với công suất 30 tỷ mét khối hàng năm cần được xây dựng."
Cũng theo ông Szijjarto, sau khi xây dựng đường ống, khí đốt có thể được cung cấp từ Turkmenistan đến Đông Nam châu Âu thông qua Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, khí đốt có thể được vận chuyển đến Hungary qua Bulgaria, Romania và Serbia, những nơi cần nâng cấp đường ống để có công suất cao hơn.
Tuần trước, công ty năng lượng MVM CEEnergy của Hungary và Công ty Dầu mỏ Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan (SOCAR) đã ký thỏa thuận. Theo đó, 100 triệu mét khối khí đốt sẽ được chuyển đến Hungary vào cuối năm 2023.
Budapest đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt. Hungary cũng quan tâm đến việc tăng nguồn cung LNG thông qua kho cảng Krk của Croatia và phát triển mỏ khí đốt ở Romania.
Budapest đang xem xét khả năng nhập khẩu dầu từ Ecuador nếu việc vận chuyển dầu mỏ của Nga qua Ukraine bằng đường bộ trở nên bất khả thi./.
Nguồn: TTXVN
Triển vọng thị trường năng lượng hydro toàn cầu vào năm 2030
Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới trong cộng đồng: Siết chặt nguồn cung
Xuất khẩu thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ giảm trong 4 tháng đầu năm 2023
Xuất khẩu gang thỏi của Brazil tăng trong tháng 5/2023
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng 4%
Nhập khẩu phôi thép của Thổ Nhĩ Kỳ tăng mạnh trong tháng 4/2023
Sản lượng thép thô của Trung Quốc giảm trong tháng 4/2023
Nhập khẩu phế liệu của Thái Lan giảm trong tháng 4/2023
Nhập khẩu ống thép dẫn dầu của Mỹ tăng trong tháng 4/2023
Xuất khẩu phôi thép của Nhật Bản tăng nhẹ trong tháng 4/2023
Tuần tin thị trường Úc số ra ngày 5/6/2023
IEA: Đầu tư vào hiệu quả năng lượng cần đạt 1.800 tỷ USD vào 2030
EIA: Dự trữ dầu toàn cầu sẽ giảm nhẹ theo từng quý trong 5 quý tới
Ai Cập ký thỏa thuận 10 tỷ USD với UAE xây nhà máy điện gió khổng lồ
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...