Hàn Quốc: Lạm phát tiếp tục chậm lại trong tháng 5
Thứ năm, 8-6-2023AsemconnectVietnam - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc đã tăng 3,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng ít nhất của chỉ số CPI kể từ tháng 10/2021, theo dữ liệu từ Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) vừa công bố.
Con số này thấp hơn dự đoán của các nhà kinh tế rằng CPI sẽ tăng 3,4% trong tháng 5. Lạm phát lõi (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) đã tăng 4,3% trong tháng 5, giảm một chút so với mức tăng 4,6% của tháng 4 nhưng vẫn đang neo ở mức cao.
Lạm phát chậm lại cho thấy tốc độ tăng lãi suất mạnh mẽ của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã phát huy hiệu quả tốt và làm giảm áp lực lạm phát một cách bền vững.
Lạm phát giảm trong 4 tháng liên tiếp đã làm giảm áp lực phải tiếp tục tăng lãi suất của BOK, đây là một dấu hiệu cho thấy áp lực lạm phát đang giảm và tạo điều kiện cho BOK tiếp tục tạm dừng lãi suất. Ngân hàng trung ương này cũng đang tìm cách cân bằng giữa mục đích kìm hãm lạm phát mục tiêu và không làm "sứt mẻ" nền kinh tế vốn đang dễ bị tổn thương.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm của Hàn Quốc đã giảm 5 điểm cơ bản xuống 3,43% sau khi dữ liệu CPI được công bố, điều này cho thấy kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc BOK sẽ giữ nguyên lãi suất ngày càng tăng. Đồng Won cũng đã có phiên tăng mạnh nhất trong gần hai tuần qua.
“Chúng ta có thể thấy chỉ số CPI sẽ giảm xuống mức mục tiêu 2% trong vài tháng tới. Điều đó kết hợp với đồng Won mạnh hơn có thể khiến BOK bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 7”, An Young-jin, nhà kinh tế tại SK Securities nhận định.
Các quan chức của BOK còn có thêm một lần cân nhắc về chỉ số giá tiêu dùng trước cuộc họp chính sách tháng 7 để quyết định các chính sách về lãi suất. Nhiều chuyên gia nhận định BOK có khả năng giữ nguyên lãi suất lần thứ tư liên tiếp.
Nền kinh tế Hàn Quốc gặp nhiều áp lực do nhu cầu đối với hàng hóa nước này từ Trung Quốc suy giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực chip và các lĩnh vực công nghệ khác. Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong thời gian tới phụ thuộc phần lớn vào sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, nhu cầu về chip và các lĩnh vực công nghệ khác tăng trở lại.
Dữ liệu từ BOK hôm nay cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng 0,3% trong quý I/2023 so với quý IV/2022, phù hợp với các ước tính trước đó. Thống đốc BOK, ông Rhee Chang-yong cho biết, ngân hàng trung ương cần nhận thấy lạm phát giảm đủ sâu để có thể bắt đầu xem xét thay đổi chính sách tiền tệ theo hướng kích thích nền kinh tế.
BOK đã lần thứ 3 giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng 5 vừa qua với lý do cần phải tiếp tục đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát cao hơn đồng thời theo dõi sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Thống đốc Rhee vẫn bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất nếu giá cả tiếp tục tăng, đồng thời bác bỏ các quan điểm về việc BOK sẽ cắt giảm lãi suất.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Lạm phát của khu vực Eurozone giảm mạnh xuống 6,1% trong tháng 5
Xu hướng giảm phát ở Đức tăng trong tháng 5
Trung Quốc đang cân nhắc các gói hỗ trợ mới về lĩnh vực bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế
Mỹ: thị trường lao động tháng 5 tốt hơn dự báo
Lạm phát hạ nhiệt, nhưng “cuộc chiến” có thể còn dài
Các nhà kinh tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục trượt dốc trong 4 tháng đầu năm 2023
Lạm phát của Italy tiếp tục giảm trong tháng 5
Làn sóng năng lượng xanh đã góp phần quật ngã nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu
Kinh tế Singapore có nguy cơ xảy ra suy thoái
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 5/2023
Tình hình lạm phát các nước trong tháng 5/2023
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm nhanh hơn dự kiến do nhu cầu yếu
Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương đối mặt với nhiều xáo trộn và thách thức
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...