Mỹ: thị trường lao động tháng 5 tốt hơn dự báo
Thứ ba, 6-6-2023AsemconnectVietnam - Báo cáo thị trường việc làm Mỹ trong tháng 5 đã có thấy dấu hiệu tích cực khi tăng trưởng tốt hơn dự báo.
Cụ thể trong tháng 5/2023, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 339.000 việc làm, cao hơn nhiều so với dự báo chỉ tạo ra thêm 190.000 việc làm của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến trước đó và đây cũng đánh dấu 29 tháng liên tiếp Mỹ ghi nhận tăng trưởng việc làm.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp tăng 3,7% trong tháng 5, cao hơn dự báo trước đó ở mức 3,5%, bên cạnh việc tỷ lệ người tham gia lực lượng lao động không đổi. Đây là tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ tháng 10/2022 đến nay.
Thu nhập bình quân mỗi giờ trong tháng 5 tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 0,1% so với ước tính trước đó của các nhà kinh tế. Nếu so với tháng 4 thì thu nhập bình quân mỗi giờ trong tháng 5 tăng 0,3%.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phản ứng tích cực với báo cáo việc làm tháng 5/2023, khi hợp đồng tương lai Dow Jones tăng 200 điểm và lợi suất trái phiếu Chính phủ cũng tăng.
"Thị trường lao động Mỹ tiếp tục vững chắc bất chấp tình trạng những khủng hoảng của nền kinh tế, từ lạm phát vẫn ở mức cao cho tới các đợt sa thải quy mô lớn và giá nhiên liệu tăng mạnh. Với 339.000 việc làm mới trong tháng 5, thị trường lao động tiếp tục thách thức các định nghĩa trong lịch sử", Becky Frankiewicz, Chủ tịch của Manpower Group, nhận định.
Số lượng việc làm trong tháng 5/2023 cũng gần bằng với mức trung bình 12 tháng là 341.,000 việc làm mới. Trong đó, ngành dịch vụ và kinh doanh dẫn đầu về số lượng việc làm mới với 64.000 việc làm mới trong tháng 5. Khu vực công có thêm 56.000 việc làm mới, còn lĩnh vực y tế có thêm 52.000 việc làm mới. Lĩnh vực giải trí và nhà hàng cũng có nhu cầu việc làm tăng mạnh với 48.000 việc làm mới, ngành xây dựng là 25.000 việc làm và ngành vận tải là 24.000 việc làm mới.
Báo cáo việc làm mạnh mẽ của tháng 5 được đưa ra trong giai đoạn đầy thách thức của nền kinh tế Mỹ khi nhiều chuyên gia dự báo nền kinh tế nước này sẽ rơi vào suy thoái trong cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.
Dữ liệu gần đây cho thấy người tiêu dùng vẫn tiếp tục chi tiêu mặc dù họ đã phải dùng tới tiền tiết kiệm và ngày càng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn. Thị trường lao động mạnh mẽ cũng góp phần thúc đẩy chi tiêu. Ngoài ra, nền kinh tế cũng vừa gạt bỏ một mối lo ngại lớn khi thỏa thuận trần nợ công đã phần nào được giải quyết ổn thoả.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 10 lần liên tiếp kể từ tháng 3/2022 nhằm kiềm chế giảm lạm phát. Trong những ngày gần đây, một số quan chức Fed đã phát tín hiệu sẽ ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 6 để đánh giá tác động từ các động thái thắt chặt tiền tệ vừa qua.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Trung Quốc đang cân nhắc các gói hỗ trợ mới về lĩnh vực bất động sản để thúc đẩy nền kinh tế
Lạm phát hạ nhiệt, nhưng “cuộc chiến” có thể còn dài
Các nhà kinh tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Lợi nhuận công nghiệp Trung Quốc tiếp tục trượt dốc trong 4 tháng đầu năm 2023
Lạm phát của Italy tiếp tục giảm trong tháng 5
Làn sóng năng lượng xanh đã góp phần quật ngã nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu
Kinh tế Singapore có nguy cơ xảy ra suy thoái
Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 5/2023
Tình hình lạm phát các nước trong tháng 5/2023
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc giảm nhanh hơn dự kiến do nhu cầu yếu
Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương đối mặt với nhiều xáo trộn và thách thức
GDP của Philippines giảm xuống 6,4% trong quý 1/2023
Sản lượng nhà máy tháng 4/2023 của Nhật Bản bất ngờ giảm do đơn đặt hàng máy móc yếu hơn
Thị trường cho rằng Fed sẽ giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...