S&P Global: Hoạt động sản xuất của các nhà máy trên toàn cầu suy yếu
Thứ hai, 5-6-2023AsemconnectVietnam - Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện đã nằm dưới điểm hòa vốn, mặc dù các nhà máy đang liên tục giảm giá, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020.
Một cuộc khảo sát kinh doanh trong tháng 5, do tổ chức S&P Global thực hiện, cho biết nhu cầu toàn cầu sụt giảm đã làm suy yếu hoạt động sản xuất trên khắp châu Âu và Mỹ, đồng thời tạo ra thách thức lớn đối với nhiều nhà xuất khẩu của châu Á.
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện đã nằm dưới điểm hòa vốn, mặc dù các nhà máy đang liên tục giảm giá, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020.
Cụ thể, chỉ số PMI cuối cùng của Eurozone đã giảm từ mức 45,8 điểm của tháng 4 xuống còn 44,8 điểm trong tháng 5. Con số này cao hơn so với ước tính trước đó là 44,6 điểm, nhưng vẫn thấp hơn mốc 50 điểm phân chia giữa tăng trưởng và suy giảm. Đây cũng là tháng thứ 11 liên tiếp chỉ số PMI hàng tháng của Eurozone nằm dưới ngưỡng 50.
Nhà kinh tế trưởng Cyrus de la Rubia của Ngân hàng Thương mại Hamburg (HCOB) nhận định, từ đầu năm 2023, nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất đang ngày càng suy giảm, dẫn đến chỉ số PMI giảm theo. Trong vài tháng tới, do tình trạng thiếu hụt đơn đặt hàng mới từ trong và ngoài nước, sản lượng đầu ra của các nhà máy sẽ tiếp tục “đi xuống."
Chuyên gia de la Rubia lưu ý sự suy giảm đang diễn ra trên diện rộng, trải dài ở bốn nền kinh tế lớn nhất của Eurozone là Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.
Tại Mỹ chỉ số PMI hàng tháng, do Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM) đo lường, cho thấy có sự sụt giảm, từ 47,1 điểm của tháng 4/2023 xuống 46,9 điểm của tháng 5. Đây là tháng thứ bảy liên tiếp chỉ số PMI nằm dưới ngưỡng 50 điểm, mốc thời gian dài nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái, giữa bối cảnh lãi suất tăng cao hơn. Điểm sáng duy nhất là các nhà máy đã thúc đẩy đưa số việc làm lên cao nhất trong vòng chín tháng.
Chỉ số PMI thấp củng cố cho suy đoán của các nhà phân tích rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.
Tại châu Á, sự phục hồi sản xuất thể hiện qua chỉ số PMI đang diễn ra không đồng đều. Trong khi, chỉ số PMI của Trung Quốc và Nhật Bản đã tăng lên trong tháng 5 thì ở các quốc gia như Hàn Quốc, Việt Nam và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), chỉ số này lại đang đi xuống.
Nhà phân tích Julian Evans-Pritchard của công ty Capital Economics nói kết quả khảo sát PMI cho thấy sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn đang diễn ra trong tháng vừa qua, nhưng với tốc độ chậm hơn. Cụ thể, PMI do Caixin/S&P Global đo lường đã tăng lên 50,9 điểm trong tháng 5, từ mức 49,5 điểm trong tháng 4.
Tương tự, chỉ số PMI cuối cùng của tháng 5/2023, do Ngân hàng au Jibun của Nhật Bản đo lường, đã tăng lên 50,6 điểm, lần đầu tiên vượt ngưỡng 50 điểm kể từ tháng 10/2022, nhờ nhu cầu được nâng cao sau khi nền kinh tế Nhật Bản mở cửa trở lại sau đại dịch.
Tại một số quốc gia khác của châu Á, chỉ số PMI tháng 5/2023 của Hàn Quốc dừng ở mức 48,4 điểm, lần đầu tiên rơi vào giai đoạn giảm dài nhất trong 14 năm, do nhu cầu toàn cầu chậm lại gây ảnh hưởng đến sản lượng và đơn đặt hàng.
Các cuộc khảo sát khác cũng cho thấy Việt Nam, Malaysia và vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) đang chứng kiến hoạt động của các nhà máy bị thu hẹp, trong khi hoạt động sản xuất của Philippines được mở rộng.
Điểm sáng lớn nhất của châu Á là Ấn Độ. Trong tháng qua, hoạt động nhà máy tại nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đã được mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 10/2020. Các chuyên gia dự báo nhu cầu và sản lượng mạnh mẽ đang hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ./.
Nguồn: vietnamplus.vn
OPEC+ nhất trí cắt giảm sản lượng khai thác dầu trong cả năm 2024
Thị trường hàng hóa thế giới ngày 2/6: Giá cà phê bật tăng mạnh
Nhu cầu thép ở 6 nước ASEAN tăng 3,4% vào năm 2023
Nhập khẩu phế liệu thép không gỉ của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 4/2023
Xuất khẩu thép không gỉ của Trung Quốc trong tháng 4/2023 tăng
Xuất khẩu thép của Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2023 giảm nhẹ
IEA: Sản lượng điện tái tạo sẽ tăng kỷ lục trong năm 2023
Indonesia, Malaysia đóng băng đàm phán FTA với EU do vấn đề dầu cọ
LHQ đưa ra đề xuất mới nhằm cứu vãn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc tăng 5% trong tháng 4/2023
Nhập khẩu thép không gỉ của Nga tăng trong tháng 4/2023
Xuất nhập khẩu thép cây của Brazil giảm trong tháng 4/2023
Xuất khẩu phế liệu của Nhật Bản tăng trong 4 tháng đầu năm 2023
Sản lượng thép của Nga dự kiến tăng 4-5% trong năm 2023
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...