Thứ tư, 27-11-2024 - 0:21 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Tình hình kinh tế Trung Quốc tháng 5/2023 

 Thứ tư, 31-5-2023

AsemconnectVietnam - Nền kinh tế Trung Quốc có nhiều dấu hiệu giảm sút như lạm phát tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, hoạt động sản xuất giảm nhanh hơn dự kiến, giá nhà mới tăng với tốc độ chậm hơn, điều này cho thấy chính phủ cần nhiều kích thích hơn để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Lạm phát tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm
Giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn hai năm vào tháng 4/2023, trong khi giảm phát tại các nhà máy ngày càng sâu, điều này cho thấy có thể cần nhiều kích thích hơn để thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4/2023 tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021 và giảm so với mức tăng 0,7% vào tháng 3/2023. Chỉ số này thấp hơn ước tính trung bình về mức tăng 0,4% trong một cuộc thăm dò của Reuters.
Giảm phát của nhà sản xuấtnhiều hơn vào tháng 4, điều này cho thấy các nhà máy và nền kinh tế nói chung đang tìm cách phục hồi sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế COVID vào tháng 12/2022.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2020 và là tháng giảm thứ bảy liên tiếp, giảm 3,6% so với một năm trước đó sau khi giảm 2,5% trong tháng 3. Các chuyên gia dự báo chỉ số PPI giảm 3,2%.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý đầu tiên nhờ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế COVID vào tháng 12/2022 nhưng phục hồi không đồng đều. Dữ liệu gần đây cho thấy hoạt động của nhà máy giảm và nhập khẩu giảm trong tháng 4.
Việc mở cửa trở lại có thể gây áp lực tăng lên đối với lạm phát dịch vụ, nhưng phần lớn được bù đắp bằng việc giá lương thực và năng lượng tăng chậm lại.
So với tháng 3, PPI đã giảm 0,5%, trong khi CPI giảm 0,1% trong tháng 4 sau khi giảm 0,3% trong tháng 3, lớn hơn dự báo không đổi trong cuộc thăm dò của Reuters.
Áp lực lạm phát tổng thể vẫn ở mức thấp với lạm phát tiêu dùng cơ bản tăng 0,7%, không đổi so với tháng trước.
Giá nhà mới tăng với tốc độ chậm hơn
Giá nhà mới của Trung Quốc trong tháng 4/2023 đã tăng tháng thứ tư liên tiếp nhưng với tốc độ chậm hơn, khi các nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định lĩnh vực này đã nâng cao tâm lý sau khi dỡ bỏ các hạn chế COVID-19.
Theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia (NBS), giá nhà mới trong tháng 4 tăng 0,4% so với cùng kỳ và so với mức tăng 0,5% trong tháng 3.
Giá nhà mới giảm 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái và là tháng giảm thứ 12 tính theo năm. Trong tháng 3, giá đã giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chính sách kích thích mạnh mẽ của Trung Quốc đối với lĩnh vực bất động sản đang bị khủng hoảng kể từ tháng 11/2022 đã thúc đẩy tâm lý trong vài tháng qua. Tuy nhiên, sự không chắc chắn về sức mạnh của sự hồi sinh vẫn tồn tại trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi.
Hoạt động sản xuất giảm nhanh hơn dự kiến
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 5/2023 giảm nhanh hơn dự kiến do nhu cầu suy yếu, gây áp lực lên các nhà hoạch định chính sách nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế và khiến thị trường tài chính châu Á giảm điểm.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS), chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức (PMI) là 48,8 từ 49,2 vào tháng 4, mức thấp nhất trong 5 tháng và dưới mốc 50 điểm phân biệt mở rộng với thu hẹp. PMI cũng tấp hơn dự báo tăng lên 49,4.
Dữ liệu của NBS cũng cho thấy hoạt động phi sản xuất mở rộng với tốc độ chậm nhất trong 4 tháng vào tháng 5, với PMI dịch vụ chính thức giảm xuống 54,5 từ 56,4 trong tháng 4.
Các chỉ số đã đẩy thị trường ở châu Á xuống thấp hơn với đồng nhân dân tệ và đô la Úc và New Zealand sụt giảm và chứng khoán Hồng Kông giảm mạnh.
Nền kinh tế Trung Quốc đang nổi lên sau ba năm bị phong tỏa do đại dịch, nhưng sự phục hồi không đồng đều với chi tiêu cho dịch vụ vượt trội so với hoạt động trong các lĩnh vực nhà máy, bất động sản và định hướng xuất khẩu.
Chỉ số PMI và các chỉ số kinh tế khác cho tháng 4 là bằng chứng cho thấy đà phục hồi đang mất đà.
Tháng 4, nhập khẩu giảm mạnh, giá tại cổng nhà máy giảm, đầu tư bất động sản sụt giảm, các khoản vay ngân hàng mới giảm, lợi nhuận công nghiệp sụt giảm, sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ đều không đạt dự báo.
Nomura, Barclays đều cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc khi quá trình phục hồi diễn ra chậm chạp.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, ngân hàng trung ương vào tháng 3 đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Thủ tướng Li Qiang cho biết trong tháng này cần có thêm các biện pháp có mục tiêu để thúc đẩy nhu cầu trong khi ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết vào ngày 15/5 rằng họ sẽ hỗ trợ "mạnh mẽ và ổn định" cho nền kinh tế.
N.Nga
Nguồn: VITIC/Reuters
 

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716044181