Quy hoạch điện VIII và những nội dung nổi bật
Thứ tư, 17-5-2023AsemconnectVietnam - Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn gọi là Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023.
Ngày 15/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Quy hoạch điện VIII tạo hành lang pháp lý cho các dự án truyền tải
Quy hoạch điện VIII tạo hành lang pháp lý cho các dự án truyền tải
Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII sẽ tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai các dự án truyền tải điện để giúp giải toả công suất cho các dự án điện tái tạo khu vực miền Trung và miền Nam, cũng như các tuyến đường dây 500 kV giúp cân đối cung cầu giữa 3 miền Bắc - Trung – Nam.
Cụ thể, phát triển hệ thống truyền tải điện đồng bộ với tiến độ các nguồn điện, nhu cầu phát triển phụ tải của các địa phương, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế, sẵn sàng kết nối khu vực.
Phát triển lưới điện thông minh để tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo ở quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống điện an toàn, ổn định và kinh tế.
Phát triển lưới điện truyền tải 500 kV và 220 kV bảo đảm khả năng giải tỏa công suất các nhà máy điện, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng.
Phát triển lưới điện truyền tải điện có dự phòng lâu dài, tăng cường sử dụng cột nhiều mạch, nhiều cấp điện áp đi chung để giảm diện tích chiếm đất. Khuyến khích xây dựng các trạm biến áp truyền tải kết hợp cung cấp điện cho phụ tải lân cận.
Quy hoạch điện VIII: Ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo
Quy hoạch điện VIII: Ưu tiên phát triển mạnh năng lượng tái tạo
Với mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quy hoạch điện VII nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng khoảng 7%/năm giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5 - 7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050.
Đáng chú ý, quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Nguồn điện này sẽ đạt tỉ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030.
Mục tiêu là hướng tới đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo 47% theo cam kết về chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam (JETP). Định hướng đến năm 2050, tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.
Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư các dự án điện
Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư các dự án điện
Cụ thể, các giải pháp tạo nguồn vốn và huy động vốn đầu tư phát triển ngành điện tại Quy hoạch điện VIII bao gồm:
- Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế tài chính và huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành điện.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn, thu hút có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài nước vào phát triển điện lực, đảm bảo quốc phòng, an ninh và cạnh tranh trong thị trường điện. Tăng cường kêu gọi, sử dụng có hiệu quả các cam kết hỗ trợ của quốc tế (JETP, AZEC…), các nguồn tín dụng xanh, tín dụng khí hậu, trái phiếu xanh...
- Đa dạng hóa hình thức đầu tư (nhà nước, tư nhân, đối tác hợp tác công - tư…) đối với các dự án điện. Phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước, thu hút mạnh khu vực tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển điện. Tiếp tục đàm phán, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ, hỗ trợ thu xếp vốn của các đối tác quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển dịch năng lượng và hướng tới phát thải ròng bằng "0" của Việt Nam.
- Khuyến khích người dân và doanh nghiệp đầu tư phát triển điện mặt trời mái nhà, nguồn điện tự sản, tự tiêu.
- Tạo lập môi trường thuận lợi, minh bạch, thu hút, khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư, phát triển các dự án điện.
- Từng bước tăng khả năng huy động tài chính của các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện lực theo yêu cầu của các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế.
- Thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để phát triển các dự án điện.
Nguồn: thuvienphapluat.vnChính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 05/2023
09 nhóm đối tượng được tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 (Chính thức)
Nghị định 24/2023/NĐ-CP về tăng lương cơ sở 2023 (thay thế Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2023
Cải cách chính sách tiền lương, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức
Yêu cầu DN cung cấp thông tin để điều tra chống bán phá giá cáp thép
Ban hành 9 danh mục máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2023
Những chính sách kinh tế chính thức có hiệu lực từ tháng 5/2023
Chính sách về đất đai, thuế phí có hiệu lực từ tháng 05/2023
Tổng hợp các chính sách giảm thuế, gia hạn thuế, giãn nợ, lãi vay năm 2023
Nghị quyết 58/NQ-CP: Nhiều chính sách mới về lao động - việc làm
07 điểm nổi bật Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân
Toàn bộ hàng hóa chịu thuế GTGT 10% được giảm xuống 8% đến hết 2023?