WB: Vấn đề nợ tại các nền kinh tế tiên tiến đang là yếu tố thách thức của nền kinh tế toàn cầu
Chủ nhật, 14-5-2023AsemconnectVietnam - Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass, các nền kinh tế phát triển trên toàn thế giới đang phải đối mặt với vấn đề nợ nần, góp phần cộng hưởng lên những vấn đề đau đầu khác của nền kinh tế toàn cầu khi các ngân hàng trung ương tiếp tục vật lộn với lạm phát dai dẳng.
Phát biểu tại cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 tại Nhật Bản, ông Malpass nhấn mạnh rằng mức nợ toàn cầu cao kỷ lục cần phải sớm được giải quyết.
“Tỷ lệ nợ trên GDP của các nền kinh tế tiên tiến đang cao hơn bao giờ hết… Điều đó có nghĩa là các nền kinh tế phải làm việc chăm chỉ hơn nhiều chỉ để trả lại số tiền đã vay”, ông cho biết.
WB đã nhấn mạnh sự cần thiết phải minh bạch trong việc giải quyết nợ gia tăng trước một số vấn đề kinh tế toàn cầu, bao gồm căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng và lạm phát dai dẳng.
Tháng trước, WB đã chủ trì Hội nghị bàn tròn về nợ công toàn cầu tại Washington và nhấn mạnh lời kêu gọi chia sẻ thông tin để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nợ trên thế giới.
Trong báo cáo cuối năm công bố vào tháng 12, WB cho biết tổng nợ nước ngoài của các nước thu nhập thấp và trung bình đã tăng 5,6% theo giá trị danh nghĩa lên 9.000 tỷ USD.
Đối với tất cả các quốc gia, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính vào đầu năm nay rằng, giá trị danh nghĩa của nợ toàn cầu đã giảm xuống thấp hơn so với mức của năm 2020, ở mức dưới 300 nghìn tỷ USD vào năm 2022.
“Một trong những điều đối với các nền kinh tế tiên tiến là cố gắng tìm kiếm một môi trường ổn định để tăng trưởng có thể quay trở lại, đó là điều thực sự quan trọng đối với thế giới vào thời điểm này”, ông cho biết.
“Lãi suất phi rủi ro đã tăng lên từ các nền kinh tế tiên tiến, nhưng chênh lệch tín dụng cũng mở rộng đối với các nước đang phát triển”, ông cho biết thêm.
Trong đó, tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro cho biết mức lãi suất mà một nhà đầu tư có thể mong đợi kiếm được từ một khoản đầu tư không có rủi ro.
“Các nhà đầu tư luôn chọn các nền kinh tế tiên tiến an toàn nhất trước tiên, vì vậy những gì còn lại là chảy vào các nước đang phát triển, và điều đó đơn giản là không đủ”, ông Malpass nói, đồng thời cho biết thêm rằng, các nền kinh tế kém phát triển phải đối mặt với “sự sụp đổ kép khi chi phí gánh nặng nợ tăng lên và không có cơ hội để đảo ngược nó”.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Nga không rơi vào thảm họa kinh tế, sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực
Nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng chậm, gây áp lực lên đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc
IMF: Sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ của Nhật Bản sẽ có tác động lan tỏa trên toàn cầu
Khủng hoảng nợ công sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái
Cuộc chiến chống lạm phát của BoE kéo dài hơn so với Fed và ECB
Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone giảm thấp kỷ lục trong tháng Ba
Kinh tế Eurozone đình trệ trong quý 1 do ảnh hưởng bởi lạm phát cao
Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp từ AA xuống AA-
Lạm phát của Eurozone bất ngờ tăng sau 5 tháng suy giảm
IMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2023
Vấn đề lớn của nền kinh tế Trung Quốc là Lạm phát đang ở mức quá thấp
Chính phủ Đức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo hậu quả kinh tế nếu chính phủ vỡ nợ
Nhật Bản tiếp tục đánh giá tích cực nền kinh tế thông qua các báo cáo tài chính
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...