Đức cho Công ty Vận tải biển Trung Quốc mua cổ phần tại cảng Hamburg
Thứ năm, 11-5-2023AsemconnectVietnam - Tập đoàn Cosco của Trung Quốc được phép mua tối đa 24,99% cổ phần của nhà điều hành cảng container Tollerort - cảng nhỏ nhất trong số 4 cảng mà Công ty Cổ phần Cảng vụ và Logistics Hamburg sở hữu.
Sau nhiều tháng tranh cãi, Chính phủ Đức cuối cùng cũng đã phê chuẩn việc cho phép Công ty Vận tải Biển Trung Quốc Cosco tham gia với tỷ lệ 24,9% cổ phần tại một cảng của Công ty Cổ phần Cảng vụ và Logistics Hamburg (HHLA).
Trước đó, có thông tin cho biết Cosco muốn mua số cổ phần lớn hơn tại công ty cảng vụ này của Đức.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết Tập đoàn Nhà nước Cosco của Trung Quốc sẽ chỉ được phép mua 24,99% cổ phần của nhà điều hành cảng container Tollerort (CTT), cảng nhỏ nhất trong số 4 cảng mà HHLA sở hữu. Tuy nhiên, đây là cảng được xếp vào hệ thống cơ sở hạ tầng then chốt của Đức.
Ban đầu, Cosco muốn tiếp quản 35% cổ phần của công ty điều hành HHLA để có thể nâng cấp cảng CTT thành điểm trung chuyển quan trọng ở châu Âu. Tuy nhiên, tranh luận đã nổ ra trong Chính phủ Đức liên quan tới câu hỏi liệu có cho phép Trung Quốc thực hiện kế hoạch này hay không.
Hồi tháng 10/2022, Chính phủ Đức ra quyết định chỉ cho phép Cosco tham gia sở hữu dưới 25% cổ phần của cảng Hamburg, đồng thời cấm bất kỳ giao dịch nào khác vượt ngưỡng này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz ủng hộ việc cho phép Cosco mua một phần cổ phần cảng Hamburg, song Bộ Ngoại giao và nhiều bộ ngành khác bày tỏ quan ngại sâu sắc về quyết định của Nội các.
Tháng Tư vừa qua, Chính phủ Đức cho biết phải đánh giá lại việc có phê chuẩn thương vụ này hay không. Tuy nhiên, tuyên bố của Chính phủ Đức ngày 10/5 cho biết Berlin vẫn giữ nguyên quyết định ban đầu là không cho phép bán trên 25% cổ phần của công ty cảng Hamburg. Tuyên bố không nêu lý do cho quyết định này.
HHLA đã lên tiếng hoan nghênh quyết định nêu trên của Chính phủ Đức, cho rằng quyết định này sẽ tạo điều kiện để Cosco mở rộng cảng CTT thành một điểm trung chuyển quan trọng cho các khách hàng của HHLA, nơi tập trung các luồng hàng hóa giữa châu Á và châu Âu.
Ngay sau quyết định của Chính phủ Đức, các thủ tục liên quan sẽ nhanh chóng được hoàn tất.
Theo HHLA, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức cũng như của cảng Hamburg. Khoảng 30% hàng hóa được xử lý tại cảng Hamburg là đi hoặc đến từ Trung Quốc.
Tại Đức, tổng cộng 1,35 triệu việc làm phụ thuộc vào các cảng./.
Nguồn: vietnamplus.vn
EU có thể từ bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga vào năm 2028
Thị trường hàng hóa thế giới ngày 10/5: Giá gas giảm mạnh, giá vàng tăng nhẹ
Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2023 tăng 55%
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giảm 10% trong tháng 4/2023
Sản lượng dầu hướng dương của Ukraine có thể tăng lên 6 triệu tấn trong niên vụ 2023/24
UAE: Quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+ giúp cân bằng thị trường
Cuộc họp về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen diễn ra theo hình thức 4 bên
Sản lượng gạo tại châu Á dự báo giao tăng trong năm 2023
Nhập khẩu thép cây của Mỹ giảm trong tháng 3/2023
WGC: Nhu cầu vàng toàn cầu giảm trong quý I/2023
Xuất khẩu quặng sắt của Úc sụt giảm trong tháng 4/2023
EUROFER: Nhu cầu thép giảm vào năm 2023, phục hồi vào năm 2024
Thị trường thép và nguyên liệu sản xuất thép Trung Quốc ngày 9/5: Giá quặng sắt và giá thép đều tăng
Nhu cầu ốc vít từ châu Âu có thể tăng mạnh trong qúy 4/2023
Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam tháng 3 ...
3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,79 triệu tấn, đạt giá trị 952 triệu USD, giảm 19,3% về khối lượng nhưng tăng ...Tăng trưởng xuất khẩu dệt may tiếp tục giảm
Tháng 3/2023, xuất khẩu cà phê sang Indonesia, Nga, ...