Nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng chậm, gây áp lực lên đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc
Thứ bảy, 13-5-2023AsemconnectVietnam - Nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh, trong khi xuất khẩu tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng 4, cho thấy nhu cầu trong nước yếu đi bất chấp việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế Covid-19.
Các chuyến hàng đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 4 đã giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu tăng 8,5% trong cùng kỳ sau khi tăng bất ngờ 14,8% trong tháng 3.
Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang Lasalle cho biết: “Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái, điều này cho thấy tăng trưởng đang bị kéo xuống đồng thời bởi tính thời vụ và sự phục hồi yếu kém của nền kinh tế trong nước”.
Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo về môi trường bên ngoài "nghiêm trọng" và "phức tạp" trước nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng đối với nhiều đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Các nhà phân tích cho rằng, tăng trưởng toàn cầu hạ nhiệt đã chỉ ra con đường phục hồi dài hơn sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các pháp kiềm chế Covid vào tháng 12/2022.
Sự sụt giảm nhập khẩu là đáng lo ngại, vì điều này cho thấy nhu cầu trong nước vẫn còn yếu và có thể không bù đắp được sự trì trệ của động cơ xuất khẩu kém hiệu quả.
Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc, một chỉ số hàng đầu về nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 26,5% trong tháng 4, giảm trong 10 tháng liên tiếp.
Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management cho biết: “Việc giảm nhập khẩu có thể một phần do nhu cầu toàn cầu chậm lại, từ đó ảnh hưởng đến việc nhập khẩu các bộ phận và linh kiện của Trung Quốc để chế biến hàng xuất khẩu”.
Chỉ số sản xuất chính thức tháng 4 cho thấy các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm mạnh, cho thấy thách thức mà các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt sau kỳ vọng phục hồi kinh tế mạnh mẽ hậu Covid.
Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong quý đầu năm nhờ vào tiêu thụ dịch vụ mạnh mẽ, nhưng sản lượng của các nhà máy đã bị tụt lại trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu suy yếu. Ngoài ra, sự suy yếu của thị trường bất động sản, giá cả chậm lại và tỷ lệ gửi tiết kiệm tại ngân hàng tăng cao đang làm dấy lên nghi ngờ về nhu cầu.
Bắc Kinh đã đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khiêm tốn khoảng 5% cho năm nay sau khi không đạt mục tiêu tăng trưởng vào năm 2022.
Nguồn: Tinnhanhchungkhoan.vn
Khủng hoảng nợ công sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái
Cuộc chiến chống lạm phát của BoE kéo dài hơn so với Fed và ECB
Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone giảm thấp kỷ lục trong tháng Ba
Kinh tế Eurozone đình trệ trong quý 1 do ảnh hưởng bởi lạm phát cao
Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của Pháp từ AA xuống AA-
Lạm phát của Eurozone bất ngờ tăng sau 5 tháng suy giảm
IMF nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2023
Vấn đề lớn của nền kinh tế Trung Quốc là Lạm phát đang ở mức quá thấp
Chính phủ Đức nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay
Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo hậu quả kinh tế nếu chính phủ vỡ nợ
Nhật Bản tiếp tục đánh giá tích cực nền kinh tế thông qua các báo cáo tài chính
Tân thống đốc BOJ cam kết giữ lãi suất thấp, nhưng báo hiệu khả năng tăng lãi suất trong tương lai
3 yếu tố giúp đà phục hồi kinh tế Trung Quốc tăng tốc
Cán cân thương mại của Nhật Bản thâm hụt kỷ lục do chi phí năng lượng và đồng Yên yếu