Thứ tư, 27-11-2024 - 14:48 GMT+7  Việt Nam EngLish 

Số liệu xuất nhập khẩu thép và nguyên liệu sản xuất thép ở một số thị trường lớn trên thế giới trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023 

 Thứ hai, 1-5-2023

AsemconnectVietnam - Số liệu xuất nhập khẩu thép và nguyên liệu sản xuất thép ở một số thị trường lớn trên thế giới trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2023.

 Vể xuất khẩu:
Trung Quốc:Theo hải quan Trung Quốc, trong tháng 3/2023, xuất khẩu sản phẩm thép của nước này đạt 7,89 triệu tấn, tăng 28,1% so với tháng liền trước. Trong khi đó, lượng nhập khẩu đạt 682.000 tấn, tăng 8,3% so với tháng liền trước.Trong 3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu sản phẩm thép của Trung Quốc đạt tổng cộng 20,08 triệu tấn, tăng 53,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cùng thời kỳ, nhập khẩu là 1,91 triệu tấn, giảm 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 3/2023, xuất khẩu thép thành phẩm của nước này tăng 60% so với cùng kỳ lên 7,89 triệu tấn - mức cao nhất kể từ tháng 5/2021. Do các đơn đặt tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2023 và dự kiến xuất khẩu cũng sẽ ở mức cao trong tháng 4/2023. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu trong tháng 5/2023 sẽ giảm do các đơn đặt hàng ở nước ngoài đã giảm kể từ tháng 3/2023. Bên cạnh đó, xuất khẩu tăng mạnh từ các đơn đặt hàng của châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 2 do nguồn cung bị gián đoạn do trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, nhu cầu một lần ở trên đã biến mất vào tháng 3 và nhu cầu ở nước ngoài cũng giảm.
Theo thống kê, trong quý I/2023, nước này đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 967.000 tấn thép không gỉ, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2022. Khối lượng xuất khẩu ròng là 506.000 tấn, tăng 331,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Brazil:  Theo thống kê của Bộ Phát triển, Công nghiệp và Ngoại thương Brazil (MDIC), trong tháng 3/2023, nước này đã xuất 71.400 tấn phế liệu, tăng 20,2% so với tháng liền trước và tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022 - đạt mức cao mới kể từ tháng 4/2022.Trong 3 tháng đầu năm 2023, nước này đã xuất khẩu 168.700 tấn phế liệu kim loại đen, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong tháng 3/2023, nước này đã xuất 24.000 tấn thép cuộn, tăng 35% so với tháng liền trước. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu sang các nước Nam Mỹ (12.000 tấn), Mỹ (6.600 tấn), Cộng hòa Dominica (5.600 tấn). Nguồn cung từ Gerdau chiếm tỷ trọng lớn nhất, tổng cộng khoảng 12.300 tấn.
Nhật Bản: Theo thống kê, trong quý I/2023, xuất khẩu phế liệu kim loại màu của Nhật Bản đạt 1,68 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu sang Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng trị giá 758.400 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Việt Nam đứng thứ hai với 462.200 tấn, tiếp theo là Đài Loan 198.000 tấn, tăng lần lượt 83% và 143% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng trong tháng 3/2023, tổng xuất khẩu phế liệu kim loại đen của Nhật Bản đạt 615.000 tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về nhập khẩu:
Thổ Nhĩ Kỳ: Theo Viện thống kê Thổ Nhĩ Kỳ (TUIK), trong tháng 3/2023, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập 2,35 triệu tấn phế liệu, tăng 90,6% so với tháng liền trước và tăng 13% so với cùng tháng năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng lượng 432.400 tấn, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Anh và Bỉ đứng thứ hai và thứ ba với 308.600 tấn và 294.700 tấn, lần lượt tăng 298,4% và tăng 36% so với cùng kỳ năm 2022. Trong quý I/2023, nhập khẩu phế liệu của Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 4,9 triệu tấn, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là thị trường nhập khẩu chính với 959.000 tấn, sau Mỹ là Hà Lan và Bỉ.
Đài Loan:Theo hải quan Đài Loan, trong tháng 3/2023, nước này đã nhập 52.000 tấn thép tấm, tăng 43% so với tháng liền trước. Trong đó, Nhật Bản là nguồn nhập khẩu chính, với 45.000 tấn.Cụ thể, nhập khẩu thép tấm có độ dày lớn hơn 50mm của nước này trong tháng 3 đạt 19.000 tấn. Nhập nhiều nhất từ Nhật Bản là 13.000 tấn và Hàn Quốc 6.000 tấn.Tổng lượng nhập khẩu thép tấm có độ dày lớn hơn 6 mm và dưới 50 mm là khoảng 33.000 tấn và Nhật Bản chiếm phần lớn lượng nhập khẩu từ Đài Loan.
Mỹ:Trong tháng 3/2023, nước này đã nhập 2,45 tấn thép, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022 - giảm trong 10 tháng liên tiếp.Trong đó, nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 40% so với cùng tháng năm 2022 xuống còn 146.000 tấn. Trong khi đó, nhập khẩu thép cuộn mạ kẽm nhúng nóng (HDG) giảm 42% so với cùng kỳ xuống còn 167.000 tấn và nhập khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) giảm 42% so với năm trước xuống còn 91.000 tấn. Đồng thời, nhập khẩu thanh cốt thép giảm 42% so với cùng kỳ xuống còn 85.000 tấn và nhập khẩu thép cuộn giảm 73% so với cùng kỳ xuống còn 45.000 tấn.
Theo Bộ Thương mại Mỹ (USDOC), trong tháng 3/2023, Mỹ đã nhập 167.000 tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG), tăng 7,6% so với tháng liền trước và giảm tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng cộng 72.000 tấn, tăng 20,5% so với tháng liền trước và giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2022. Các nguồn nhập khẩu chính khác là Mexico (22.600 tấn), Brazil (12.900 tấn), Hàn Quốc (9.500 tấn) và Việt Nam (8.000 tấn). Trong kỳ, tổng giá trị nhập khẩu đạt 210 triệu USD, tăng 8,7% so với tháng liền trước và giảm 51,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Bộ Thương mại Mỹ (USDOC), trong tháng 3/2023, nước này đã nhập khẩu 423.000 tấn thép tấm, tăng 48% so với tháng liền trước và tăng 52% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Brazil chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng cộng 326.000 tấn, tăng 38,7% so với tháng liền trước và tăng 63% so với cùng kỳ năm 2022. Các nguồn nhập khẩu chính khác bao gồm Mexico (53.100 tấn) và Canada (33.100 tấn). Trong kỳ, tổng trị giá nhập khẩu đạt 259 triệu USD, tăng 52,8% so với tháng liền trước và tăng 41% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Bộ Thương mại Mỹ (USDOC), trong tháng 3/2023, nước này đã nhập khẩu 106.000 tấn thép cuộn cán nóng, giảm 23% so với tháng liền trước và giảm 56% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhập khẩu từ Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng lượng khoảng 99.900 tấn, tăng 30,5% so với tháng liền trước và giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2022. Các nguồn nhập khẩu chính khác bao gồm Nhật Bản (24.000 tấn), Mexico (11.000 tấn) và Brazil (k8.600 tấn). Trong kỳ, tổng giá trị nhập khẩu đạt 125 triệu USD, tăng 41% so với tháng liền trước và giảm 57% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Bộ Thương mại Mỹ (USDOC), trong tháng 3/2023, nước này đã nhập 92.000 tấn sản phẩm thép cuộn cán nguội, tăng 22% so với tháng liền trước nhưng giảm 42% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, nhập khẩu từ Canada chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng cộng 38.400 tấn, tăng 7,2% so với tháng liền trước và giảm 30,2% so với cùng kỳ năm 2022. Các nguồn nhập khẩu chính khác bao gồm Australia (22.600 tấn) và Mexico (17.000 tấn). Trong kỳ, giá trị nhập khẩu đạt 95 triệu USD, tăng 22,2% so với tháng liền trước và giảm 57,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Trung Quốc: Trong tháng 3/2023, nhập khẩu thép không gỉ của Trung Quốc giảm xuống 124.000 tấn và giảm 48,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, xuất khẩu tăng mạnh 38% so với cùng kỳ năm ngoái 2022, điều này phản ánh thực tế là trong tháng 3, lượng thép không gỉ tồn kho của Trung Quốc vẫn ở mức cao và nhu cầu thị trường thấp. Theo Thống kê từ Hải quan Trung Quốc, trong tháng 3/2023, nước này chỉ nhập khẩu 123.300 tấn và xuất khẩu 349.400 tấn thép không gỉ trong cùng kỳ.
Trong quý I/2023, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 461.000 tấn thép không gỉ, giảm 51,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, nhập khẩu từ Indonesia là 344.000 tấn, giảm 57,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Brazil:  trong tháng 3/2023, nước này đã nhập 2.800 tấn phế liệu, tăng 241,1% so với tháng liền trước, nhưng giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm 2023, nước này đã nhập 7.600 tấn phế liệu kim loại đen, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhập khẩu dây thép cuộn của Brazil trong tháng 3/2023 đạt tổng cộng khoảng 9.600 tấn, giảm 8,6% so với tháng trước. Trong số đó, 4.700 tấn từ Trung Quốc, 3.800 tấn từ Nga và 800 tấn từ Đức.
 
N.Hảo
Nguồn: VITIC/Yieh
 
    

  PRINT     BACK

© Bộ Công Thương- Trung tâm Thông tin Công Nghiệp và Thương mại (VITIC)

Giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông số 115/GP-TTĐT, cấp ngày 03/6/2024.

Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655, Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Phòng 605, Tầng 6.

ĐT: (04)39341911; (04)38251312 và Fax: (04)38251312


Email: Asemconnectvietnam@gmail.com;

Ghi rõ nguồn "Asemconnectvietnam.gov.vn" khi đăng lại thông tin từ kênh thông tin này

Số lượt truy cập: 25716055882